THỦ TỤC XUẤT KHẨU MẬT ONG NGUYÊN CHẤT
Mật ong không chỉ là một nguyên liệu gia vị quen thuộc trong các món ăn và thức uống, mà còn được coi là “vị thuốc” tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Với những đặc tính nổi bật như kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và dưỡng ẩm cho da, mật ong ngày càng chiếm được sự tin tưởng của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Do đó, nhu cầu sử dụng mật ong đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là trong các thị trường quốc tế.
Nhận thấy tiềm năng to lớn từ sản phẩm này, nhiều doanh nghiệp trong nước đã chủ động nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng để đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường xuất khẩu. Việc chú trọng vào việc phát triển hệ thống sản xuất hiện đại, cải tiến quy trình chế biến, đóng gói cùng các chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế đã giúp các sản phẩm mật ong Việt Nam gia nhập và cạnh tranh sòng phẳng với những thương hiệu mật ong nổi tiếng trên thế giới.
Vậy thủ tục xuất khẩu sản phẩm mật ong nguyên chất ra sao? Quy trình như thế nào? Sau đây hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu về thủ tục xuất khẩu mặt hàng này nhé!
I/ Chính sách xuất khẩu mật ong nguyên chất
Về chính sách xuất khẩu mật ong thì sẽ được quy định theo các văn bản quy phạm pháp luật sau:
Theo phụ lục II của nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 quy định mặt hàng mật ong không thuộc danh mục cấm hay hạn chế xuất khẩu.
Theo thông tư 15/2018/TT-BNNPNT ngày 29/10/2018, và thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/06/2016 quy định mặt hàng mật ong phải được kiểm dịch động vật tại Chi cục thú y vùng.
Và khi xuất khẩu sang các nước như Mỹ, Châu Âu hay Nhật Bản thì trong giấy kiểm dịch còn cần phải xác nhận hàm lượng Chloramphenicol theo quy định.
II/ Bộ hồ sơ xin kiểm dịch động vật cho mật ong nguyên chất
- Hợp đồng thương mại (Sales Contract);
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);
- Danh sách đóng gói (Packing List);
- Giấy đăng kí kiểm dịch (HEALTH CERTIFICATE)
- Mẫu kiểm dịch tùy theo số lượng của lô hàng xuất khẩu.
III/ Mã hs code và thuế xuất khẩu mật ong
1. Mã HS code
Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Theo biểu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam thì mặt hàng mật ong thuộc Chương 04: Sữa và các sản phẩm từ sữa; trứng chim và trứng gia cầm; mật ong tự nhiên; sản phẩm ăn được gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác. Cụ thể:
- 04090000 – Mật ong tự nhiên.
2. Thuế xuất khẩu
Mặt hàng này không nằm trong danh mục chịu thuế xuất khẩu. Nên thuế xuất khẩu của mặt hàng này là 0%, VAT cũng 0%.
IV/ Thủ tục xuất khẩu mật ong
Theo thông tư 39/2018/TT-BTC quy định bộ hồ sơ xuất khẩu bao gồm:
- Tờ khai hải quan xuất khẩu (Customs declaration);
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);
- Hợp đồng thương mại (Sales Contract);
- Danh sách đóng gói (Packing List);
- Giấy kiểm dịch động vật
- Chứng nhận xuất xứ ( nếu có yêu cầu).
- Và các chứng từ liên quan khác.
LƯU Ý KHI XUẤT KHẨU MẬT ONG
Mặt hàng mật ong khi xuất khẩu cần phải làm kiểm dịch động vật. Và trong giấy kiểm dịch cần xác nhận hàm lượng Chloramphenicol.
Nếu như doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu cần phải có xác nhận tổ chức doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn cũng như điều kiện để xuất khẩu mật ong.
Theo nghị định 43/1017/NĐ-CP quy định tất cả các loại hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải được dán nhãn mác. Nội dung nhãn mác bao gồm:
• Xuất xứ của hàng hóa.
• Tên và địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm liên quan đến hàng hóa: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu.
• Tên và các thông tin liên quan đến hàng hóa.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho quý vị cái nhìn tổng quan và hữu ích về quy trình và chính sách xuất khẩu mặt hàng mật ong nguyên chất.
Nếu có thêm câu hỏi hoặc cần hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tận tình và chu đáo, giúp anh chị nhập khẩu lô hàng một cách nhanh chóng nhất!