THỦ TỤC NHẬP KHẨU SẢN PHẨM RỄ SÂM TƯƠI VÀ CHIẾT SUẤT TỪ SÂM

THỦ TỤC NHẬP KHẨU SẢN PHẨM RỄ SÂM TƯƠI VÀ CHIẾT SUẤT TỪ SÂM

Nhân sâm, thuộc họ Araliaceae, là thảo dược quý có nguồn gốc từ rễ cây, được biết đến với tác dụng bổ khí, an thần, tăng cường trí nhớ, điều hòa huyết áp, và giảm mệt mỏi. Có ba loại phổ biến: bạch sâm, hồng sâm, và hắc sâm. Nhân sâm còn được dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn bổ dưỡng.

Khi nhập khẩu nhân sâm tươi vào Việt Nam, cần thực hiện đăng ký kiểm dịch và chờ kết quả kiểm dịch để thông quan.
Vậy thủ tục nhập khẩu mặt hàng này ra sao? Chính sách và quy trình nhập khẩu như thế nào? Beskare Logistics mời anh chị và quý doanh nghiệp tìm hiểu về các thủ tục nhập khẩu qua bài viết sau đây!

I/ Chính sách nhập khẩu nhân sâm và quy trình thủ tục :

• Luật thuế GTGT 13/2008/QH12, ngày 03/06/2008.
• Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT, ngày 05/09/2014.
• Thông tư 04 /2017/TT-BNNPTNT, ngày 14/02/2017.
• Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT, ngày 29/10/2018.
• Thông tư 38/2015/TT-BTC, ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC, ngày 20/04/2018.
• Nghị định 69/2018/NĐ-CP, ngày 15/05/2018.
• Thông tư 48/2018/TT-BYT, ngày 28/12/20218.
• Nghị định 128/2020/NĐ-CP, ngày 19/10/2020.
• Thông tư 11/2021/TT-BNN&PTNT, ngày 20/09/2021.

Nghị định 69/2018/NĐ-CP, nhân sâm không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu nên không cần xin giấy phép nhập khẩu, cần lưu ý các điểm sau:

• Nhân sâm làm thuốc phải có giấy phép và công bố chất lượng (Theo Thông tư 48/2018/TT-BYT).
• Theo thông tư 30/2014/TT BNNPTNT, nhân sâm nhập khẩu thì phải làm kiểm dịch thực vật;
• Thực phẩm chức năng hoặc kẹo từ nhân sâm cần công bố vệ sinh ATTP khi nhập khẩu.

II/ Mã HS code và Thuế nhập khẩu rễ sâm tươi

1. Mã HS code

Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

Căn cứ Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/06/2017 của Bộ Tài Chính.

Theo biểu thuế XNK thì mã hs nhân sâm là thuộc Chương 12: Hạt dầu và quả có dầu; các loại ngũ cốc, hạt và quả khác; cây công nghiệp hoặc cây dược liệu; rơm, rạ và cỏ khô làm thức ăn gia súc. Cụ thể như sau:

  • 1211 – Các loại cây và các bộ phận của cây (kể cả hạt và quả), chủ yếu dùng làm nước hoa, làm dược phẩm hoặc thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm hoặc các mục đích tương tự, tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa cắt, nghiền hoặc xay thành bột.
  • 12112000 – Rễ cây nhân sâm
  • 12112010 – Tươi hoặc khô
  • 12112090 – Loại khác

2. Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu ưu đãi của nhân sâm là 5%.
Thuế nhập khẩu thông thường là 7.5%
Thuế GTGT là 5%

– Căn cứ biểu thuế ban hành kèm theo Quyết định số 106/2007/QĐ-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài Chính thì chế phẩm làm từ Sâm có mã HS code: 2106.90
Thuế GTGT là 10%
Thuế NK thông thường là 22.5%
Thuế NK ưu đãi là 15%

Tuỳ vào nước xuất khẩu có ký kết Hiệp định thương mại với Việt Nam như Châu Âu, Ấn Độ, Úc, Chile, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Asean mà có thuế xuất ưu đãi đặc biệt.

III/ Thủ tục nhập khẩu rễ sâm và các chiết suất từ sâm

Bước 1: Đăng ký kiểm dịch nhập khẩu cho rễ cây nhân sâm tươi và khô

Bộ hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật;
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (phytosanitary certificate – bản gốc).
  • Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (nếu có; chính hoặc bản sao)

– Nộp trực tiếp bộ hồ sơ tại Chi cục kiểm dịch thực vật hoặc gửi bằng đường bưu điện.

– Sau khi nhận được hồ sơ, chi cục kiểm dịch sẽ đóng dấu xác nhận lên hồ sơ và trả lại giấy đăng ký mà doanh nghiệp đã đăng ký ở trên và trả lại cho phía doanh nghiệp.

Bước 2: Khai báo hải quan nhập khẩu rễ cây nhân sâm tươi và khô

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu rễ cây nhân sâm tươi và khô, thì chủ hàng có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

Bộ hồ sơ nhập khẩu bao gồm:

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu;
  • Bộ hợp đồng thương mại (Sale Contract);
  • Giấy tờ vận đơn lô hàng (Bill of lading);
  • Giấy chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ lô hàng ( C/O form E/ D/AK/ AJ … );
  • Danh sách đóng gói (Packing list);
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);
  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật hàng nhập khẩu.

Bước 3: Mở tờ khai hải quan nhập khẩu

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai.

Bước 4. Thông quan tờ khai hải quan

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có sai sót gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Lúc này chủ hàng cần thực hiện đóng thuế để có thể kéo hàng về kho.

IV/ Quy trình làm kiểm dịch và an toàn VSTP

Bước 1: Khai báo hồ sơ

Bạn truy cập vào trang web của hệ thống một cửa quốc gia theo địa chỉ: https://vnsw.gov.vn.

Bước 2: Bộ hồ sơ xin kiểm dịch

Đến bước này bạn cần chuẩn bị một hồ sơ kiểm dịch:
• Bộ hồ sơ nhập khẩu;
• Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật;
• Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (phytosanitary certificate – bản gốc).
• Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (nếu có; chính hoặc bản sao)

Bước 3: Nộp bộ hồ sơ tại chi cục kiểm dịch thực vật theo vùng

Bạn có thể nộp bộ chứng từ theo hai cách: cách thứ nhất là nộp trực tiếp cho Chi cục kiểm dịch, cách thứ hai là gửi bằng đường bưu điện về chi cục.

Sau khi nhận được hồ sơ, chi cục kiểm dịch sẽ đóng dấu xác nhận lên hồ sơ và trả lại giấy đăng ký mà doanh nghiệp đã đăng ký ở trên và trả lại cho phía doanh nghiệp.

Bước 4: Mở tờ khai nhập khẩu và lấy mẫu kiểm dịch

Khi có giấy đăng ký kiểm dịch, bạn xin thêm công văn cắt seal và mở tờ khai nhập khẩu. Nếu hải quan đồng ý, cán bộ lấy mẫu kiểm dịch tại cảng hoặc sân bay.

Bước 5: Lấy chứng thư

Nếu kết quả đạt chuẩn, trung tâm sẽ cung cấp giấy chứng nhận, bạn bổ sung giấy này cho cơ quan hải quan.

V/ Những lưu ý khi nhập khẩu mặt hàng rễ sâm và các sản phẩm chiết suất từ sâm

  • Thứ nhất, nếu bạn nhập khẩu nhân sâm về làm thuốc, bạn cần có giấy phép và công bố chất lượng theo quy định tại thông tư 48/2018/TT-BYT
  • Thứ hai, nếu bạn nhập khẩu nhân sâm thì phải làm kiểm dịch thực vật.
  • Thứ ba, nhập khẩu thực phẩm (bánh, kẹo) từ Nhân sâm phải làm công bố vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Về shipping mark của hàng hóa: phần rất quan trọng và không thể thiếu trong quy trình xuất nhập khẩu.
  • Tên hàng hóa.
  • Tên nhà xuất khẩu (shipper).
  • Tên nhà nhập khẩu (consignee).
  • Xuất xứ hàng hóa (Made in Japan / Korea,…)
  • Số lô, số seri, số model….
  • Ngày / tháng / năm sản xuất, hạn sử dụng
  • Thông tin, hướng dẫn sử dụng của sản phẩm, các hướng dẫn bảo quản.

Trên đây là chi tiết thủ tục nhập khẩu mặt hàng rễ sâm tươi và các sản phẩm từ sâm, anh chị có thể tham khảo. Chúng tôi, với đội ngũ nhân viên tận tình, uy tín và hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho khách hàng trong và ngoài nước. Luôn hoàn thành các lô hàng từ dễ đến phức tạp, do đó quý doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm về dịch vụ của chúng tôi.

Hãy cùng Beskare Logistics để quy trình làm thủ tục xuất nhập khẩu được diễn ra thuận lợi và an toàn nhé!

CONTACT
Scroll to Top