THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÌ ĂN LIỀN

Việt Nam là quốc gia tiêu thụ mì ăn liền đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Thị trường Châu Á tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất, với Đông Bắc Á chiếm 56.45% và Đông Nam Á (bao gồm Việt Nam) chiếm 25.24%. Mặc dù Trung Quốc có nhu cầu cao nhất, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ mì ăn liền tại Việt Nam lại nhanh hơn. Hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam, cùng với sự hiện diện của nhiều thương hiệu quốc tế từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, tạo ra sự đa dạng lớn về chủng loại và giá cả cho người tiêu dùng. Nhập khẩu mì ăn liền vào Việt Nam được quản lý nghiêm ngặt vì đây là mặt hàng thực phẩm.

 

Beskare Logistics với hơn 10 năm kinh nghiệm về dịch vụ thông quan; xuất nhập khẩu hàng hoá cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ giúp bạn thực hiện nhanh chóng các thủ tục, quy trình xuất nhập khẩu nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất! Sau đây là  quy trình và chính sách nhập khẩu mặt hàng mì ăn liền.

 

 

QUY TRÌNH NHẬP KHẨU MÌ ĂN LIỀN.

 

Theo nghị định 187/2013/NĐ- CP mặt hàng này không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu hay hạn chế nhập khẩu nên khi nhập khẩu doanh nghiệp không cần phải xin giấy phép.

 

Tuy nhiên, Theo Nghị Định 15/2018/NĐ-CP, QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM thì mặt hàng mì ăn liền cần phải tự công bố và làm kiểm tra an toàn thực phẩm khi nhập khẩu.

 

Đầu tiên khi bạn có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng mì ăn liền thì cần phải nhập mẫu sản phẩm về trước, sau đó thì sẽ đem đến các cơ quan chuyên ngành được nhà nước cấp phép để kiểm tra test mẫu

Trong vòng 7-10 ngày sẽ có được kết quả test mẫu, sau khi có được kết quả này chúng ta sẽ tiến hành chuẩn bị bộ hồ sơ để tự công bố sản phẩm trước khi tiến hành nhập khẩu.

 

I/ Bộ hồ sơ tự công bố mì ăn liền:

  • Giấy phép đăng kí kinh doanh.
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP tại nơi sản xuất.
  • Mẫu nhãn sản phẩm chính, nhãn phụ.
  • Bản tự công bố sản phẩm.

II/ Bộ hồ sơ kiểm tra ATTP bao gồm:

  • Giấy đăng kí kiểm tra ATTP nhập khẩu theo mẫu được quy định tại biểu mẫu số 04, phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018.

III/ Bộ hồ sơ tự công bố:

  • Hợp đồng thương mại.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Danh sách đóng gói.
  • Vận đơn.
  • Tờ khai hải quan nhập khẩu.
  • Chứng nhận xuất xứ (nếu có).

IV/ Thuế và mã hs code mì ăn liền:

Mã HS code mì tôm doanh nghiệp sử dụng là nhóm HS code –  19023040.

 

  • 190230    – Sản phẩm từ bột nhào khác:
  • 19023020    – – Mì, bún làm từ gạo (kể cả bee hoon)
  • 19023030    – – Miến 
  • 19023040    – – Mì ăn liền khác
  • 19023090    – – Loại khác

Khi nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam thì cần chịu 2 loại thuế: thuế nhập khẩuthuế VAT.

 

  • Thuế NK của mặt hàng này là 30%, nếu có C/O form E thì thuế nhập khẩu giảm còn 0%, C/O form D là 0% và AJ thì thuế nhập khẩu giảm còn 3%.
  • Thuế VAT là 8~10% tùy theo quy định về luật thuế GTGT của nhà nước mà doanh nghiệp áp dụng cho phù hợp.

Vậy nên khi nhâp khẩu doanh nghiệp nên yêu cầu người bán cung cấp các chứng nhận xuất xứ để được hưởng các ưu đãi về thuế quan thấp nhất.

 

V/ BỘ HỒ SƠ NHẬP KHẨU MÌ ĂN LIỀN NỘP CHO HẢI QUAN:

 

Theo thông tư 39/2018/TT-BTC quy định bộ hồ sơ nhập khẩu bao gồm:

  • Tờ khai nhập khẩu.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Hợp đồng thương mại.
  • Danh sách đóng gói.
  • Vận đơn.
  • Chứng nhận xuất xứ.
  • Kết quả Kiểm tra ATTP.

LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU MÌ ĂN LIỀN :

 

Mì ăn liền không phải là mặt hàng cấm nhập khẩu nhưng khi nhập khẩu về Việt nam doanh nghiệp cần phải làm tự công bố và làm kiểm tra ATTP.

 

Và doanh nghiệp cần lưu ý các hồ sơ trong tài liệu tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng việt. nếu trường hợp tài liệu hoặc nhãn sản phẩm thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì cần được dịch sang tiếng việt và được công chứng hợp lệ.

 

Tất cả các loại hàng hóa khi xuất hay nhập khẩu cần phải dán nhãn vận chuyển ( shipping mark), theo Nghị định 43/2017/ NĐ- CP quy định shipping mark cần thể hiện các nội dung sau:

  • Xuất xứ của hàng hóa.
  • Tên, địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm hàng hóa: nhà xuất khẩu, nhà Nhập khẩu.
  • Tên và các thông tin liên quan đến hàng hóa.

Trên đây là những thông tin cần thiết cho quy trình nhập khẩu mặt hàng mì gói, nếu anh chị cần thêm hỗ trợ tư vấn về quy trình làm thủ tục xuất nhập khẩu, hãy liên hệ công ty chúng tôi Beskare Logistics sẽ giải đáp cho anh chị và quý doanh nghiệp một cách nhanh nhất. Chúc quý doanh nghiệp nhiều may mắn và thành công!

CONTACT
Scroll to Top