THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY TÍNH ĐỂ BÀN NGUYÊN KIỆN

Thủ tục và chính sách nhập khẩu máy tính để bàn mới nguyên seal, nguyên kiện:

Để nhập khẩu máy tính để bàn mới hoàn toàn, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

  1. Đăng ký và chứng nhận: Doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan hải quan và có chứng nhận phù hợp theo quy định của pháp luật.
  2. Chuẩn bị hồ sơ: Hồ sơ nhập khẩu cần bao gồm hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ và các tài liệu liên quan khác.
  3. Thực hiện kiểm tra và thông quan: Sau khi nộp hồ sơ, hàng hóa sẽ được kiểm tra và thông quan bởi cơ quan hải quan. Điều này bao gồm việc kiểm tra chất lượng, xuất xứ và các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
  4. Thanh toán thuế và lệ phí: Doanh nghiệp cần thanh toán các loại thuế nhập khẩu và lệ phí hải quan theo quy định.

Hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu máy tính để bàn mới, nguyên kiện, nguyên seal này nhé!

Chính sách và thông tin nhập khẩu máy tính để bàn mới nhất:

  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Về nhãn hàng hóa
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương (15/05/2018).
  • Nghị định số 128/2020/ NĐ-CP (19/10/2020).
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/02/2018.
  • Thông tư số 04/2023/TT-BTTTT (31/05/2023); máy tính để bàn thuộc “Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc công bố hợp quy khi nhập khẩu.”
  • Điều kiện nhập khẩu bộ máy tính để bàn
  • Hàng mới 100%, chưa qua sử dụng. Nếu bộ máy tính đã qua sử dụng thì được đưa vào danh sách hàng hóa cấm nhập khẩu theo Thông tư số 05/2019/TT-BTTTT.
  • Đối với máy tính để bản phục vụ cho mục đích buôn bán, thương mại thì phải có Chứng nhận hợp quy hoặc Báo cáo tự đánh giá của doanh nghiệp.
  • Kiểm tra hiệu suất năng lượng và phải có nhãn dán năng lượng dành cho màn hình máy tính.

Mã hs code và thuế nhập khẩu bộ máy tính để bàn mới nguyên seal, nguyên kiện:

Mã HS code bộ máy tính để bàn gồm 2 phần

:

  • Phần 8471: Máy xử lý dữ liệu tự động và các khối chức năng của chúng; đầu đọc từ tính hoặc đầu đọc quang học, máy truyền dữ liệu lên các phương tiện truyền dữ liệu dưới dạng mã hóa và máy xử lý những dữ liệu này, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.

84714110: Máy tính cá nhân – trừ máy tính loại xách tay của phân nhóm: 8471.30

  • Phần 8528: Màn hình và máy chiếu, không gắn với thiết bị thu dùng trong truyền hình; thiết bị thu dùng trong truyền hình, có hoặc không gắn với máy thu thanh sóng vô tuyến hoặc thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh.

Thuế nhập khẩu:

  • Thuế VAT: 10%
  • Thuế nhập khẩu: từ 0% – 5%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0% nếu có chứng nhận xuất xứ đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định.

Hồ sơ để nhập khẩu bộ máy tính để bàn

Để thực hiện được việc nhập khẩu bộ máy tính để bàn, cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ như sau:

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hóa.
  • Hóa đơn thương mại – Invoice Commercial.
  • Hợp đồng thương mại – Sale Contract.
  • Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing List.
  • Vận đơn – Bill of Lading.
  • Chứng nhận xuất xứ.
  • Đơn đăng ký công bố hợp quy.
  • Đơn đăng ký công bố nhãn dán năng lượng.

Đăng ký kiểm tra chất lượng

Để đăng ký kiểm tra chất lượng tại Cục Viễn thông, chứng từ gồm có:

  • Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm.
  • Packing List.
  • P/O.

Tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh và tiếng Việt của sản phẩm, trong đó thể hiện đầy đủ các nội chung như tên, kí hiệu, thông tin kỹ thuật, ảnh bên ngoài, hãng sản xuất,…

Sau 3 ngày, nếu không có sai sót thì sẽ được cấp chứng nhận hợp quy.

Khai báo và truyền tờ khai hải quan lên hệ thống hải quan

Tiến hành khai báo thông tin của lô hàng trên hệ thống hải quan điện tử. Kiểm tra thông tin trên hệ thống và chứng từ để tránh sai sót. Truyền tờ khai đến cơ quan hải quan, lấy phân luồng. Tuỳ từng trường hợp mà thời gian trả kết quả thử nghiệm và mẫu, thông thường từ 10 – 15 ngày làm việc.

Lấy mẫu và đưa đi thử nghiệm tại trung tâm thử nghiệm đến Trung tâm kỹ thuật – Cục tần số vô tuyến điện hoặc đo tại các phòng thử nghiệm được Bộ chỉ định hoặc thừa nhận ban hành.

Sau khi có kết quả kiểm tra chất lượng, kết quả hiệu suất năng lượng, nộp bản sao các kết quả báo cáo cho cơ quan hải quan để hoàn tất thủ tục thông quan.

Tiếp theo làm thủ tục thanh lý tờ khai và thông quan hàng hóa.

Chú ý: Đối với máy tính để bàn nhập về với mục đích trưng bày, sử dụng, tạm nhập tái xuất thì không cần làm thủ tục công bố hay hiệu suất năng lượng.

Quy trình đăng ký nhãn dán năng lượng sản phẩm

Đối với sản phẩm là màn hình máy tính, thì phải kiểm tra hiệu suất năng lượng theo Thông tư 36/2016/TT-BCT.

Hồ sơ đăng ký kiểm tra hiệu suất năng lượng sẽ bao gồm:

  • Đơn đăng ký công bố nhãn dán năng lượng.
  • Bảng công hợp chuẩn theo mẫu của Bộ Khoa học – Công nghệ.
  • Mẫu nhãn dán năng lượng sản phẩm dự kiến.
  • Tờ khai hải quan nhập khẩu.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Các chứng từ, giấy phép liên quan của nhà sản xuất.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ chứng từ, lấy mẫu thử khi hàng đã được đưa vào kho bảo quản và gửi mẫu thử đi thử nghiệm tại các phòng thử nghiệm do Bộ Công thương chỉ định. Sau đó, phòng thử nghiệm sẽ cấp nhãn dán năng lượng phù hợp cho sản phẩm.

Trước khi các sản phẩm được lưu hành trên thị trường, doanh nghiệp bắt buộc phải dán tem hợp quy và nhãn dán năng lượng lên sản phẩm

Nhãn dán sản phẩm hàng hóa

Tất cả sản phẩm đều phải có thông tin nhãn mác trên thiết bị theo đúng quy định hiện hành. Nhãn dán phải buộc thể hiện rõ các nội dung như sau:

  • Tên hàng hóa, sản phẩm.
  • Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa trước pháp luật.
  • Xuất xứ của sản phẩm.
  • Tính năng của sản phẩm.
  • Hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
  • Các thông số kỹ thuật liên quan trực tiếp đến sản phẩm.

Beskare Logistics hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình và chính sách nhập khẩu máy tính để bàn. Nếu bạn cần thêm sự hỗ trợ hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.

CONTACT
Scroll to Top