THỦ TỤC NHẬP KHẨU THẢM LEN

THỦ TỤC NHẬP KHẨU THẢM LEN

Thảm trải sàn là sản phẩm được chế tác từ nhiều chất liệu cao cấp, với đa dạng màu sắc và họa tiết độc đáo, nhằm đáp ứng nhu cầu trang trí và sở thích cá nhân của người sử dụng. Nhiều doanh nghiệp hiện nay chọn nhập khẩu thảm trải sàn vì chúng không chỉ đảm bảo chất lượng vượt trội mà còn phong phú về mẫu mã. Vậy, quy trình nhập khẩu thảm trải sàn cần lưu ý những điểm gì?

Hãy cùng Beskare Logistics khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây!

Hiện nay, thảm trải sàn là phụ kiện trang trí nội thất phổ biến giúp sàn nhà sạch sẽ, tạo không gian sang trọng và ấm cúng, ngoài ra còn giúp trang trí căn phòng mang tính cá nhân hơn. Thảm trải sàn được làm từ các loại vải có độ dày và độ bền cao như: sợi len, len nhân tạo, nylon, acrylic, polypropylene, lụa, nỉ,… Tùy theo mục đích sử dụng, các loại thảm trải sàn được phân loại như sau:

• Thảm trải sàn gia đình: Trong các loại thảm trải sàn, loại thảm dùng cho gia đình là loại được sử dụng phổ biến và đa dạng về mẫu mã nhất. Loại thảm gia đình thường được đặt tại các nơi như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp để trang trí và tạo cảm giác ấm cúng cho ngôi nhà.

• Thảm văn phòng: Thảm trải sàn văn phòng thường là những loại thảm phổ thông có chi phí tương đối rẻ, thường được trải toàn bộ sàn của văn phòng nhằm thể hiện tính chuyên nghiệp và sang trọng cho công ty. Loại thảm sử dụng cho văn phòng thường có màu sắc trung tính và có tuổi thọ lâu năm.

• Thảm trải sàn khách sạn: Thường được sử dụng tại các khu vực như sảnh, hành lang hoặc trong các phòng ngủ. Các mẫu thảm trải sàn khách sạn thường đề cao tính sang trọng, các mẫu thảm này có tính thẩm mỹ cao, cầu kỳ về họa tiết hoa văn nhằm khẳng định đẳng cấp của khách sạn.

I/ Chính sách nhập khẩu thảm trải sàn

Chính sách nhập khẩu thảm trải sàn được quy định trong một số văn bản pháp luật như sau:
• Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015
• Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015
• Nghị định 36/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016
• Thông tư 1895/TCHQ-TXNK ngày 23/03/2017
• Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018
• Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
• Thông tư 12/2018/TT-BCT ngày 18/16/2018
• Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017
• Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020

II/ HS code của thảm trải sàn

Xác định mã HS là một việc rất quan trọng khi bạn làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.

HS code là một hệ thống phân loại hàng hóa được thống nhất trên thế giới.

Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

Đối với thảm trải sàn sẽ có mã HS thuộc chương 57.

Thảm từ các sản phẩm dệt

Mô tả Mã HS Thuế NK ưu đãi

  • Mã HS thảm trải sàn thắt nút 5701 12%
  • Mã HS thảm trải sàn dệt thoi 5702 12%
  • Mã HS thảm trải sàn khác, tạo búi. 5703 12%
  • Mã HS thảm trải sàn khác, từ phớt, không tạo búi. 5704 12%
  • Mã HS các loại thảm trải sàn dệt khác. 5704 12%

Khi nhập khẩu thảm trải sàn thì bạn sẽ phải chịu 2 loại thuế đó là thuế nhập khẩu và thuế GTGT (VAT).

Tùy vào từng loại thảm bạn định nhập thì sẽ có mức thuế khác nhau. Dưới đây là biểu thuế đối với thảm trải sàn

• Thuế nhập khẩu thông thường là: 18%
• Thuế nhập khẩu ưu đãi: 12%
• Thuế giá trị gia tăng (VAT): 8%
• Thuế nhập khẩu ưu đãi nếu có C/O Form E, Form D: 0%
Trong đó:
• Form E là chứng nhận xuất xứ của hàng hóa giữa Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN
• Form D là chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa giữa Việt Nam và các nước khối ASEAN
Để có được các chứng nhận xuất xứ này thì bạn có thể yêu cầu người bán cung cấp nhé.

III/ Bồ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thảm trải sàn

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thảm trải sàn và các mặt hàng khác được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, đã được sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

Các chứng từ cần có trong bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thảm trải sàn bao gồm:

  • Tờ khai hải quan: Đây là một biểu mẫu đăng ký thông tin hàng hóa, giá trị và quyền và nghĩa vụ thuế của người nhập khẩu.
  • Vận đơn đường biển: Đây là tài liệu ghi lại thông tin về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, bao gồm thông tin về tàu, địa điểm gửi hàng và địa điểm nhận hàng.
  • Hóa đơn thương mại: Đây là tài liệu chứng minh giao dịch mua bán hàng hóa giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Hóa đơn thương mại thường bao gồm thông tin về sản phẩm, số lượng, đơn giá, giá trị và các điều khoản giao dịch khác.
  • Hợp đồng thương mại: Đây là tài liệu chứng minh sự thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu về việc mua bán hàng hóa, bao gồm các điều khoản và điều kiện của giao dịch.
  • Danh sách đóng gói: Đây là danh sách chi tiết về cách hàng hóa được đóng gói, bao gồm số lượng, kích thước và trọng lượng của các đơn vị đóng gói.
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có: Đây là tài liệu chứng minh xuất xứ của hàng hóa, được cung cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia xuất xứ.
  • Catalogs: Đây là tài liệu chứa thông tin chi tiết về sản phẩm, bao gồm thông số kỹ thuật, hình ảnh và mô tả.

IV/ Quy trình làm thủ tục nhập khẩu cho thảm trải sàn

Vì mặt hàng thảm trải sàn không cần xin giấy phép nhập khẩu nên có thể tiến hành nhập khẩu như các mặt hàng thông thường. Và quy trình làm thủ tục nhập khẩu cũng khá đơn giản sẽ không mất nhiều thời gian.

Bước 1: Khai tờ khai quan
Đầu tiên bạn sẽ cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ cần thiết ở trên, sau đó bạn có thể tiến hành khai tờ khai quan. Để khai báo dễ dàng và thuận tiện nhất thì bạn hãy khai trên hệ thống VNACCS/VCIS
Lưu ý nhỏ là cần tiến hành khai báo trong vòng 30 ngày kể từ lô hàng của bạn tới cảng, nếu quá thời gian này thì bạn sẽ bị phạt từ hải quan.

Bước 2: Mở tờ khai quan
Sau khi đã khai báo thành công hệ thống hải quan sẽ trả về cho bạn một kết quả phân luồng. Có 3 luồng tất cả là : Đỏ, Vàng, Xanh và tùy vào kết quả phân luồng thì bạn có thể tiến hành các bước tiếp theo. Sau đó bạn cần in tờ khai ra và mang xuống chi cục hải quan để tiến hành thông quan hàng hóa.

Bước 3: Thông quan hàng hóa
Bạn sẽ cần nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị cho cán bộ hải quan để họ xét duyệt. Nếu như hồ sơ của bạn không có vấn đề gì thì bạn sẽ được thông quan và chỉ cần đóng đủ thuế là có thể thông quan hàng hóa thành công.

Bước 4: Mang hàng hóa về sử dụng
Cuối cùng là bạn sẽ thanh lý tờ khai theo hướng dẫn của cán bộ hải quan là có thể mang hàng về. Lưu ý la hãy chuẩn bị lệnh thả hàng và phương tiện vận tải để có thể chuyển hàng thuận lợi nhất nhé.

Thảm trải sàn đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, vì lý do bảo vệ sức khỏe và môi trường. Đối với thảm trải sàn mới, việc tuân thủ các quy định là rất quan trọng. Bạn cần đảm bảo thực hiện đầy đủ quy định về dán nhãn hàng hóa theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, đồng thời xác định chính xác mã HS để áp dụng đúng thuế và tránh các rủi ro pháp lý.

Những bước này không chỉ giúp bạn tuân thủ pháp luật mà còn đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra thuận lợi và hiệu quả.

V/ Dán nhãn hàng nhập khẩu

Việc dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định quan trọng. Từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành, việc này đã được giám sát chặt chẽ hơn.
• Dán nhãn nhằm mục đích giúp cơ quan quản lý có thể theo dõi hàng hóa, xác định xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa.
• Đây là một bước không thể thiếu trong quá trình nhập khẩu từ các quốc gia khác.

Nội dung nhãn dán

Nội dung của nhãn mác cũng rất quan trọng. Nội dung nhãn mác cho các mặt hàng được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Với thảm trải sàn, nhãn mác đầy đủ bao gồm các thông tin sau:

1. Thông tin của người xuất khẩu (địa chỉ, tên công ty)
2. Thông tin của người nhập khẩu (địa chỉ, tên công ty)
3. Tên hàng hóa và thông tin về hàng hóa
4. Xuất xứ của hàng hóa

Trên đây là quy trình thủ tục nhập khẩu thảm trải sàn, nếu anh chị có nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu kinh doanh mặt hàng này, hãy liên hệ chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tư vấn và giúp anh chị nhập khẩu lô hàng nhanh chóng, tiết kiệm chi phí nhất.

CONTACT
Scroll to Top