CÁCH TÍNH GIÁ CƯỚC VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Chi phí vận chuyển một lô hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không được căn cứ bằng nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có trọng lượng hàng air tổng và tổng số lượng hàng hóa đóng vai trò then chốt.
Mặt khác, tương ứng với một phương tiện vận chuyển đều quy định một mức trọng lượng phù hợp, các nhà xuất nhập khẩu bắt buộc phải thực hiện. Nó bao gồm việc giới hạn về trọng lượng và số lượng hàng hóa.
Bên cạnh đó, việc tính trọng lượng hàng hóa, người chủ có thể tính được mức còn trống, họ có thể chia sẻ hoặc bán cho nhà xuất khẩu khác. Khái niệm về việc trọng lượng tính cước này gọi là chargeable weight .
Hiện tại, người ta áp dụng việc tính cước vận chuyển theo chargeable weight mà không thực hiện theo Gross Weight hay Volume Weight.
Sau đây hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu về cách tính giá cước vận chuyển bằng đường hàng không ra sao nhé!
I. Khái Niệm Chargeable Weight Là Gì?
Hiện nay vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không ngày càng phổ biến bởi sự nhanh chóng và tiện lợi. Nếu doanh nghiệp xuất nhập khẩu muốn vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không cần dự trù trước mức phí vận chuyển. Bởi trong các loại hình vận chuyển thì vận tải hàng không luôn có mức chi phí cao nhất.
Chagreable Weight (CW) là khái niệm được sử dụng để nói đến trọng lượng để tính cước trong vận chuyển hàng không. Hiểu một cách đơn giản là trọng lượng tính cước.
II/ Cách Tính Cước Chagreable Weight để áp cước vận tải hàng Air
Đối với hàng Air, khi tính cước, bạn cần tính 2 loại Weight (trọng lượng): Gross weight (GW) Volume weight (VW)
• Gross Weight (Trọng lượng thực tế): là trọng lượng cân nặng thực tế của cả hàng hóa và cả của trọng lượng bao bì hàng hóa sau khi đã đóng gói
• Volume Weight (Trọng lượng thể tích): là trọng lượng theo kích thước các thùng hàng, được tính theo công thức:
Volume Weight = Kích thước kiện (Dài x Rộng x Cao) (cm)/6000
• C.W (Chargeable Weight) là kết quả khi so sánh giữa Gross Weight và Volume Weight. Số nào lớn hơn sẽ tính là Chargeable weight (CW) dùng để tính cước hàng Air.
III/ Các bước để tính cước vận chuyển hàng Air:
- Bước 1: Xác định trọng lượng thực tế (Gross Weight – GW) của lô hàng
- Bước 2: Tính trọng lượng thể tích (Volume Weight – VW) của lô hàng
- Bước 3: So sánh Gross Weight và Volume weight của lô hàng. Giá trị nào lớn hơn sẽ tính là Chargeable Weight (CW) dùng để tính cước.
- Bước 4: Tính giá cước dựa trên Gross Weight hoặc Volume Weight.
IV/ Cách tính cước vận chuyển hàng không dựa vào trọng lượng hàng air
Công thức tính cước vận chuyển hàng không phụ thuộc nhiều vào trọng lượng hàng air. Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA đã có quy định về quy tắc, cách thức tính cước và cho phát hành trong biểu cước hàng không TACT.
- Công thức tính cước: Cước hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng tính cước
1. Đơn giá cước (rate)
Căn cứ theo một khối lượng cước, các bên quy định về đơn giá cước tương ứng.
Thông thường các hãng hàng không sẽ công bố giá cước đối với từng khối lượng hàng. Mức khối lượng thường được các hãng áp dụng theo mức khối lượng như sau:
• Dưới 45kg
• Từ 45 đến dưới 100kg
• Từ 100 đến dưới 250kg
• Từ 250 đến dưới 500kg
• Từ 500 đến dưới 1000kg…
Được ký hiệu bằng : -45kg, +45kg, +100kg, +300kg, +500kg …
Đó là số tiền bạn phải trả cho mỗi đơn vị khối lượng tính cước (Vd: 3usd/kg). Các hãng vận chuyển sẽ công bố bảng giá cước theo từng khoảng khối lượng hàng.
Ví dụ: Bảng báo giá cước như sau:
AOL | AOD | AIRLINE | – 45K | +45K | +100K | +300K |
SZX/CAN | HAN | CX | 3 | 2.6 | 2.53 | 2.37 |
+500K | +1000K | +2000K | Routing | FREQ | T/T |
2.37 | 2.22 | 2.22 | SZX/CAN HKG-HAN | DAY2/3/4/5/6/7 | 2days |
Như vậy, theo bảng trên chúng ta có giá cước vận chuyển từ Sân Bay Quốc Tế Bảo An Thâm Quyến ( SZX) đến Sân bay Quốc Tế Nội Bài (HAN) là 3usd/kg với số lượng hàng < 45kg
2. Khối lượng tính cước (Chargable Weight)
Người ta căn cứ vào Gross weight (GW) Volume Weight (VW), nếu GW và VW cái nào lớn hơn thì sử dụng để tính Chargeable Weight (CW).
Hay còn được hiểu Chargeable Weight chính là khối lượng thực tế, hoặc khối lượng thể tích, tùy theo số nào lớn hơn.
– Gross weight (GW): Trọng lượng hàng cả bao bì theo cân nặng thực tế
Đơn vị tính: Thường là Kg , Công cụ tính: Cân
– Volume Weight(VW) là khối lượng thể tích (hay trọng lượng theo kích thước các thùng hàng) là loại quy đổi từ thể tích của lô hàng theo một công thức được Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA quy định.
- Công thức tính: Khối lượng thể tích = Thể tích hàng : 6000 (đơn vị tính: Cm3)
– Việc tính chargeable weight sẽ tránh được việc một số hàng hóa nặng nhưng chiếm ít thể tích trong khi hàng khác rất nhẹ nhưng lại chiếm nhiều chỗ trong phương tiện vận chuyển.
Một số ví dụ cụ thể:
- Ví dụ 1 – Trường hợp Gross weight (GW) lớn hơn Volume Weight(VW)
Doanh nghiêp A nhập khẩu lô hàng Áo thu đông gồm 3 kiện hàng, mỗi kiện nặng 80kg và có kích thước là 80 x 50 x 50 (cm).
Cách tính được thực hiện như sau:
- Gross weight (GW): 3 x 80 = 240kg
- Volume Weight (VW): [3 x (80 x 50 x 50)]:6000 = 100Cm3
Do Gross weight (GW) lớn hơn nên sẽ được lấy làm Tính trọng lượng đối với hàng air vận chuyển (CW): 240kg
- Ví dụ 2 – Trường hợp Gross weight (GW) nhỏ hơn Volume Weight(VW)
Doanh nghiệp B nhập khẩu 3 kiện hàng , mỗi kiện hàng 30kg và có kích thước 80x50x50 (cm).
Cách tính đượcthực hiện như sau:
- Gross weight (GW): 3 x 30 = 90kg
- Volume Weight(VW): [3 x (80 x 50 x 50)]:6000 = 100Cm3
Do Volume Weight(VW) lớn hơn nên sẽ được lấy làm khối lượng tính cước (CW): 100kg
- Ví dụ 3: Trường hợp các kiện hàng có khối lượng và dung tích khác nhau
Doanh nghiệp C nhập khẩu 3 kiện hàng, kiện 1 có khối lượng 20kg và có kích thước 80x50x50 (cm), kiện 2 có khối lượng 30kg và có kích thước 60x40x40 (cm), kiện 3 có khối lượng 20kg và có kích thước 60x30x30 (cm).
- Gross weight (GW): 20 + 30 + 20 = 70kg
- Volume Weight(VW): [80x50x50 + 60x40x40 + 60x30x30]:6000 = 58,33 Cm3
Do Gross weight (GW) lớn hơn nên sẽ được lấy làm khối lượng tính cước (CW): 70kg
V/ Cách tính khối lượng thể tích của các hãng chuyển phát nhanh
Công thức tính khối lượng thể tích tương tự chỉ khác là chia thể số cụ thể phụ thuộc vào hãng chuyển phát, vùng lãnh thổ…chứ không phải là 6000.
Ví dụ: Hãng DHL dùng công thức sau để tính (chỉ chia 5000)
Thì trong trường hợp này, ta áp dụng công thức sau:
- Volume Weight(VW): (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao) : 5000
VI/ Các loại cước vận chuyển hàng không
Khi vận tải hàng air bạn sẽ thấy hãng bay áp dụng nhiều loại cước với từng nhóm hàng khác nhau được phân định cho loại hàng đặc biệt, hoặc trong những điều kiện nhất định… như sau:
1. Cước thông thường (Normal Rate)
Cước tối thiểu (Minimum Rate – MR): đây là mức tối thiểu mà hãng bay chấp nhận làm để chuyển 1 lô hàng, được xem là chi phí cố định k thể thấp hơn được nữa. Nên khi vận tải thường phải cân lại hàng ở sân bay và thực tế là các lô hàng có cước phí cao hơn cước tối thiểu
2. Cước hàng bách hóa (General Cargo rate – GCR)
Cước hàng bách hoá được coi là mức cước cơ bản, tính cho lô hàng không được hưởng bất kỳ khoản ưu đãi hay giảm giá cước nào từ người vận chuyển. GCR dùng làm cơ sở để tính cước cho những mặt hàng không có cước riêng.
3. Cước hàng theo loại (Class Cargo rate)
Loại cước này được áp dụng với từng loại hàng nhất định theo quy định của hãng bay: (vàng, bạc,… có mức cước = 200% so với cước bách hóa), các loài động vật sống (= 150% so với cước bách hóa), sách, báo, hành lý…(= 50% so với cước bách hóa)….
4. Cước hàng gửi nhanh (Priority rate)
Phí áp dụng với hàng gửi anh cao hơn 30-40%, thuộc diện đắt nhất trong các loại cước gửi hàng bằng máy bay.
Trên đây là thông tin về cách tính giá cước cho vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không, nếu anh chị quý doanh nghiệp có nhu cầu xuất nhập khẩu qua phương thức vận chuyển và làm thủ tục xuất nhập khẩu đường hàng không thì hãy liên hệ chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tư vấn và làm thủ tục thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng, đảm bảo giá dịch vụ hợp lý và uy tín.