THỦ TỤC CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU DÂY CÁP ĐIỆN

Dây cáp điện hiện là mặt hàng nhập khẩu phổ biến tại Việt Nam, với sự đa dạng về chủng loại, kích cỡ và chất lượng. Việc nhập khẩu dễ dàng phụ thuộc vào quy trình và thủ tục thông quan, điều này quan trọng đối với doanh nghiệp để đảm bảo hàng hóa được thông quan nhanh chóng.

Do sự phong phú và phức tạp của sản phẩm, người tiêu dùng thường chọn dây cáp nhập khẩu để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu cao và cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ.

Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện mới nhất

Dây cáp điện cuộn tròn là một trong những mặt hàng luôn có nhu cầu nhập khẩu và vận chuyển đến các tỉnh, thành rất cao hiện nay.

Các loại dây cáp điện không thuộc phạm vi Thông tư 22/2011/TT-BKHCN, tức là các dây cáp đã lắp sẵn đầu nối và được sử dụng trong thiết bị sản xuất hoàn chỉnh. Dây cáp điện thuộc danh mục nhóm 2 và quản lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Các cáp điện không bọc nhựa PVC mà bọc bằng chất cách điện khác cần sự hỗ trợ vận chuyển chuyên nghiệp vì chúng có thể gây hư hỏng dễ dàng do trọng lượng và hình dạng. Beskare Logistics cung cấp dịch vụ vận chuyển hiệu quả cho các mặt hàng này.

I/ Điều kiện nhập khẩu dây cáp điện

Dây cáp điện là một trong những loại thiết bị điện và điện tử. Theo đó, theo khoản 1.3.1 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử (QCVN 4: 2009/BKHCN) ban hành theo Thông tư số 21/2009/TT-BKHCN thì: “Thiết bị điện và điện tử là các thiết bị được nối trực tiếp hoặc qua ổ cắm đến nguồn điện hạ áp, sử dụng trong gia đình, trong thương mại và ở những nơi có mục đích sử dụng tương tự (không bao gồm các thiết bị y tế và các thiết bị viễn thông)”.

Theo đó, dây và cáp điện là một trong những thiết bị điện và điện tử trong Phụ lục của Quy chuẩn kỹ thuật phải đảm bảo phù hộ với các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tương ứng.

Những điều kiện đối với nhập khẩu dây cáp điện:

Theo Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN được ban hành theo Thông tư số 21/TT-BKHCN thì điều kiện nhập khẩu dây cáp điện gồm những trường hợp sau:

Đối với dây và cáp điện từ 50V trở lên, doanh nghiệp nhập khẩu phải công bố các tiêu chuẩn như điện trở ruột dẫn, chiều dày vỏ bọc và cách điện, điện trở cách điện, độ bền điện áp, và thử kéo. Dây cáp không có vỏ bọc hoặc cách điện không cần công bố các chỉ tiêu liên quan đến vỏ bọc và cách điện.

Ghi nhãn phải nêu xuất xứ, cấp điện áp, vật liệu ruột dẫn và cách điện, tiết diện, và ký hiệu. Nội dung ghi nhãn phải rõ ràng, không dễ tẩy xóa, và khoảng cách giữa các lần ghi nhãn không quá 1000mm hoặc 550mm giữa các điểm bắt đầu của các lần ghi nhãn.

Đối với dây và cáp điện dưới 50V, doanh nghiệp phải công bố tiêu chuẩn và ghi rõ cấp điện áp. Sản phẩm nhập khẩu cần chứng nhận hợp quy và đăng ký kiểm tra chất lượng với cơ quan có thẩm quyền.

II/ Mã HS code và thuế nhập khẩu của dây cáp điện

  1. Mã Hs code

Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

Dây cáp điện có HS thuộc Chương:

8544 Dây điện, cáp điện (kể cả cáp đồng trục) có cách điện (kể cả loại đã tráng men cách điện hoặc mạ lớp cách điện) và dây dẫn có cách điện khác, đã hoặc chưa gắn với đầu nối; cáp sợi quang, làm bằng các bó sợi đơn có vỏ bọc riêng biệt từng sợi, có hoặc không

85442021 – – Cáp cách điện chưa gắn với đầu nối, dùng cho điện áp không quá 66 kV:

– – Cách điện bằng cao su hoặc plastic

Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo…của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

Ngoài ra còn có các loại dây cáp điện:

Dây trần; Dây điện từ; Dây và cáp điện lực hạ thế; Dây điện dân dụng; Cáp điều khiển, cáp chống thấm; Cáp trung thế; Cáp vặn xoắn; Cáp chống cháy; Cáp đồng trục; Cáp điện thoại; Cáp điện kế, rẽ quạt,…

  1. Thuế nhập khẩu Dây cáp điện

Khi nhập khẩu Dây cáp điện về Việt Nam, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).

Thuế VAT của Dây cáp điện là 10%.

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của Dây cáp điện hiện hành là 10%.

Trong trường hợp Dây cáp điện được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra. Bạn nên lưu ý nội dung này để được hưởng quyền lợi hợp pháp về ưu đãi thuế, hiện nay Việt Nam đã tham gia ký kết FTA với trên 50 quốc gia. Do đó nhiều khả năng khả năng mặt hàng bạn nhập khẩu được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, điều này giúp giảm chi phí nhập khẩu cho Doanh nghiệp rất nhiều.

III/ Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện

  1. Chính sách nhập khẩu Dây cáp điện:

Dây cáp điện thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ khoa học và công nghệ, theo đó, dây cáp điện khi nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng.

  1. Thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng Dây cáp điện:

Hồ sơ hải quan nhập khẩu Dây cáp điện thông thường gồm:

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại);
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa);
  • Bill of lading (Vận đơn);
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt);
  • Các chứng từ khác (nếu có).

Ngoài ra, do phải mặt hàng dây cáp điện phải kiểm tra chất lượng nhà nước khi nhập khẩu nên khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu Dây cáp điện, ngoài các thủ tục và giấy tờ xuất trình hải quan như với hàng hóa thông thường, người nhập khẩu cần:

  • Đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước khi nhập khẩu
  • Dán nhãn mác hàng hóa khi nhập khẩu.
  • Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành.

Để đăng ký kiểm tra chất lượng, doanh nghiệp có thể đăng ký thông qua cổng thông tin 1 cửa Quốc gia tại trang Web: https://vnsw.gov.vn/.

  • Nộp hồ sơ cho hải quan:

Sau khi đã có giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng, doanh nghiệp cần nộp bộ chứng từ đã chuẩn bị kèm giấy chứng nhận nếu trên. Sau thời gian xét duyệt hải quan sẽ quyết định lô hàng được thông quan hay không. Đối với những lô hàng cần được kiểm tra mẫu, sau khi đưa hàng về kho, doanh nghiệp cần gửi mẫu đi kiểm tra.

  • Đưa hàng về kho bảo quản và báo cơ quan kiểm định lấy mẫu:

Doanh nghiệp có thể đăng ký bước này trên cổng thông tin điện tử 1 cửa Quốc gia. Những thông tin về hồ sơ, chi phí và những yếu tố khác sẽ được trung tâm kiểm định thông báo cụ thể cho Doanh nghiệp.

IV/ Những lưu ý khi nhập khẩu dây cáp điện

  • Hàng hóa chỉ được thông quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước;
  • Không phải tất cả các loại dây điện đều phải kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu;
  • Kiểm tra chất lượng dây điện nhập khẩu tiến hành theo từng lô hàng. Nhập lần nào kiểm tra lần đó;
  • Dây điện đã qua sử dụng thuộc vào mặt hàng cấm nhập khẩu. Nếu muốn nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu dưới dạng phế liệu.

Trên đây là thủ tục chính sách nhập khẩu dây cáp điện, nếu anh chị quý doanh nghiệp có nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá cho mặt hàng này hãy liên hệ Beskare Logistics nhé!

Chúng tôi với đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm về thủ tục, cước phí hải quan và vận chuyển nội địa một cách nhanh chóng nhất sẽ làm hài lòng quý đối tác.

CONTACT
Scroll to Top