Hiện nay, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 23/2019/TT-BTC với các chính sách rõ ràng về việc không áp dụng các hạn ngạch thuế quan nhập khẩu các mặt hàng có nguồn gốc từ từ các nước ASEAN.
Từ ngày 01/01/2020 sẽ không áp dụng các hạn ngạch thuế quan nhập khẩu cho các mặt hàng đường với mã HS 1701 có nguồn gốc từ các nước thuộc khối ASEAN.
Đồng thời, số lượng đường tinh luyện nhập khẩu từ các nước này sẽ không tính vào hạn ngạch thuế quan hàng năm theo quy định mà Bộ Công Thương dựa theo cam kết của WTO áp dụng cho các nước trong khối.
Để hiểu rõ về thủ tục nhập khẩu đường tinh luyện thì bạn cần tìm hiểu về mã HS cũng như mức thuế nhập khẩu sản phẩm này.
Mã HS và thuế nhập khẩu đường tinh luyện
- Mã HS đường tinh luyện
- Đường tinh luyện có mã HS nằm nhóm 1701 là đường mía hay đường củ cải, đường sucroza tinh khiết và theo mặt hóa học thì nó ở thể rắn.
- Đường đã tinh luyện có mã 17019910.
- Thuế nhập khẩu đường tinh luyện
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): 5%.
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 40%.
- Nhập từ các nước thuộc khối ASEAN theo form D với thuế nhập khẩu 5%.
Thủ tục nhập khẩu đường tinh luyện
I/ Quy trình công bố chất lượng
Bước 1: Tư vấn chi tiết cho doanh nghiệp về thủ tục công bố thực phẩm phù hợp;
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ công bố để có thể thực hiện đăng ký tại Cơ quan Nhà nước theo quy định;
Bước 3: Nộp và hoàn thành lệ phí tại cơ quan quy định, thường là Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm và Cục An Toàn Thực Phẩm do Bộ Y Tế Việt Nam quản lý
Bước 4: Theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ và nhận hồ sơ, giấy chứng nhận đã được xác nhận
II/ Hồ sơ, thủ tục hải quan
Bộ hồ sơ để hoàn thành thủ tục nhập khẩu đường tinh luyện sẽ bào gồm các chứng từ như:
- Tờ khai hải quan;
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
- Vận đơn (Bill of lading);
- Danh sách đóng gói (Packing list);
- Hợp đồng thương mại (Sale contract);
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng;
- Chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có;
- Catalog (nếu có).
III/ Quy trình nhập khẩu đường tinh luyện
- Nghiên cứu và chuẩn bị:
– Xác định nguồn cung cấp và loại đường tinh luyện cần nhập khẩu.
– Đảm bảo nhà cung cấp đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và quy định của Việt Nam.
- Đàm phán và ký hợp đồng;
- Xin giấy phép và chứng từ:
– Giấy phép nhập khẩu: Xin giấy phép từ Bộ Công Thương nếu cần (tùy theo loại đường và quy định cụ thể).
– Chứng nhận xuất xứ và chất lượng: Nhà cung cấp cung cấp chứng nhận xuất xứ và chứng nhận chất lượng của sản phẩm.
- Thực hiện nhập khẩu:
– Vận chuyển hàng hóa: Tổ chức vận chuyển đường tinh luyện từ nước xuất khẩu đến Việt Nam.
– Thủ tục hải quan:
– Chuẩn bị hồ sơ hải quan gồm hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, chứng nhận xuất xứ, chứng nhận chất lượng, và các chứng từ liên quan khác.
– Nộp tờ khai hải quan và các giấy tờ liên quan để thông quan hàng hóa.
- Nhận hàng và kiểm tra;
- Xử lý thuế và phí;
- Bán hàng hoặc phân phối
Sau khi đã hiểu rõ về thủ tục nhập khẩu đường tinh luyện thì bạn nên hiểu rõ về quy trình nhập khẩu sản phẩm này chi tiết hơn để tránh mất thời gian và chi phí:
Bước 1: Thực hiện khai tờ khai hải quan
Sau khi đã chuẩn bị đủ các giấy tờ như đã chia sẻ trên và đã có mã HS của sản phẩm thì bạn có thể bắt đầu tiến hành đăng ký khai báo trên hệ thống hải quan thông qua phần mềm điện tử.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Sau khi tiến hành khai tờ khai hải quan trên hệ thống thì bạn sẽ nhận được kết quả phân luồng tờ khai. Có được luồng tờ khai thì bạn tiến hành in tờ khai và mang bộ hồ sơ của mình đến chi cục hải quan để mở tờ khai hải quan. Tuỳ theo luồng mà bạn được phân thì bạn tiến hành thực hiện các bước theo quy định.
Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan
Sau khi hồ sơ, giấy tờ thủ tục nhập khẩu đường tinh luyện không có bất kỳ vấn đề gì thì hải quan sẽ cho hàng hóa của bạn thông quan.
Bước 4: Đưa hàng về kho
Sau khi tờ khai đã thông quan thì bạn tiến hành thanh lý tờ khai và làm một vài thủ tục cần thiết để có thể mang hàng hoá của mình về kho và bảo quản.
IV/ Thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm
Hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm đối với đường tinh luyện sẽ bao gồm:
Thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm
- 04 bản giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo mẫu thuộc quy định của biểu mẫu số 04, thuộc phụ lục I ban hành cùng với Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018;
- Bản tự công bố sản phẩm;
- 03 (ba) thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);
- Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list);
- Vận đơn (Bill of Lading);
- Hóa đơn (Invoice);
- Giấy tờ ủy quyền cho thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của các tổ chức, cá nhân thực hiện công việc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm (nếu có);
- Hợp đồng nhập khẩu (Contract);
- Phiếu phân tích (CA) của nhà sản xuất;
- Chứng nhận bán hàng tự do (Free Sales);
- Chứng nhận sức khỏe (Health Certificate).
Thời gian để xử lý quy trình này khoảng 3 – 7 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ cũng như lấy mẫu kiểm nghiệm.
Trên đây là thông tin cần thiết để nhập khẩu đường tinh luyện vào nước ta, hãy cùng Beskare Logistics để quá trình nhập khẩu mặt hàng này nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nha!