THỦ TỤC NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH

Thủ tục nhập khẩu linh kiện máy tính đang là điều mà nhiều nhà nhập khẩu hàng hóa đang tìm hiểu do thị trường linh kiện máy tính đang nóng hơn bao giờ hết. Vậy thủ tục nhập khẩu máy tính gồm có những bước nào? Hãy cùng Beskare Logistics chúng tôi tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Khái quát về linh kiện máy tính

Máy tính bao gồm nhiều các loại linh kiện khác nhau, mỗi một linh kiện lại có vai trò khác nhau giúp cho máy tính hoạt động được một cách hiệu quả.

Dưới đây là một số loại linh kiện chính của máy tính:

  • Bộ vi xử lý ( CPU )
  • Bộ nhớ chính ( RAM )
  • Ổ cứng ( HHD hoặc SSD )
  • Bo mạch chủ ( Motherboard)
  • Card đồ họa ( GPU )
  • Nguồn điện ( PSU )
  • Hệ thống làm mát
  • Ổ quang ( CD/ DVD/ Blu-ray )

Những linh kiện kể trên tạo thành một hệ thống phức tạp mà mọi bộ phận đều phụ thuộc vào nhau để có thể hoạt động hiệu quả

Chính sách và thủ tục nhập khẩu linh kiện máy tính

Quy trình và chính sách thủ tục nhập khẩu linh kiện máy tính được quy định tại các văn bản pháp luật dưới đây:

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi và bổ sung tại thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017
  • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020

Theo những văm bản pháp luật kể trên thì linh kiện máy tính không nằm trong danh mục các loại hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam.

Đối với những loại linh kiện điện tử đã qua sử dụng thì sẽ nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam.

Khi làm thủ tục nhập khẩu linh kiện máy tính vào Việt Nam thì cần phải chú ý đến những điều như sau:

  • Linh kiện máy tính đã qua sử dụng không được phép tiến hành nhập khẩu
  • Khi nhập khẩu linh kiện máy tính thì sẽ phải dán nhãn hàng hóa dựa theo nghị định số 43/2017/NĐ-CP
  • Xác định đúng mã HS để biết chính xác thuế phải nộp để tránh bị phạt

Dán nhãn hàng hoá nhập khẩu

Dán nhãn hàng lên hàng hóa nhập khẩu đã được quy định tại Nghị định số 128/2020/NĐ-CP khiến cho việc kiểm tra và giám sát hàng hóa ngày càng chặt chẽ hơn.

Dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích để giúp các cơ quan hành chính quản lý được hàng hóa, xác định được xuất xứ hàng hóa và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn hàng hóa không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu linh kiện máy tính từ các quốc gia khác nhau.

Nội dung dán nhãn hàng hóa

Nội dung dán nhãn hàng hóa được nêu trong nghị định 43/2017/NĐ-CP. Đối với mặt hàng linh kiện máy tính thì có nội dung dán nhãn hàng hóa như sau:

  • Thông tin của bên xuất khẩu ( địa chỉ, tên công ty )
  • Thông tin của bên nhập khẩu ( địa chỉ, tên công ty )
  • Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa
  • Xuất xứ hàng hóa

Vị trí dán nhãn hàng hóa

Dán nhãn lên hàng hóa là điều cần thiết, khi nhập khẩu thì nhãn hàng hóa cần được dán nhãn lên các bề mặt kiện hàng như: Trên thùng carton, trên kiện gỗ, trên bao bì sản phẩm hoặc bất kỳ chỗ nào miễn giúp cho việc kiểm tra và dễ nhìn thấy.

Việc dán nhãn đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm được thời gian kiểm hóa khi làm thủ tục nhập khẩu linh kiện máy tính các loại.

Đối với các loại hàng hóa bán lẻ trên thị trường thì cần phải thể hiện thêm nhiều các thông tin khác như: Nhà sản xuất, định lượng của hàng hóa, thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất và cảnh báo an toàn.

Những rủi ro có thể gặp phải khi không dán nhãn hàng hóa

Dán nhãn hàng hóa là điều bắt buộc theo quy định của pháp luật. Nếu như hàng hóa không được dán nhãn khi nhập khẩu hoặc nội dung nhãn dán bị sai lệch thì nhà nhập khẩu sẽ phải đối mặt với những rủi ro sau:

  • Bị phạt tiền theo quy định , mức phạt được quy định tại điều 22 nghị định số 128/2020/NĐ-CP
  • Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ bị hủy bỏ
  • Hàng hóa dễ bị thất lạc, bị hư hỏng do không có nhãn dán cảnh báo cho bên xếp dỡ và vận chuyển

Mã HS của linh kiện máy tính

Việc tra cứu rõ ràng mã HS của sản phẩm nhập khẩu là điều quan trọng trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu linh kiện máy tính. Vì vậy, khi nhập khẩu linh kiện máy tính thì nên tham khảo mã HS của hàng hóa được bên bán hàng cung cấp.

Sau đây là mã HS của sản phẩm linh kiện máy tính nhập khẩu:

Mô tả sản phẩm Mã HS Thuế nhập khẩu ưu đãi (%)
Linh kiện máy tính thuộc nhóm 8470
Bộ phận và phụ kiện máy tính điện tử thuộc phân nhóm 84701000, 84702100 và 84702900 84732100 0%
Bộ phận và phụ kiện thuộc loại khác 84732900 0%
Linh kiện máy tính thuộc nhóm 8471
Tấm mạch in đã lắp ráp 84733010 0%
Bộ phận và phụ kiện, các loại linh kiện khác 84733080 0%

Theo biểu thuế xuất nhập khẩu thì mã HS máy tính nằm trong nhóm 8473, thuế nhập khẩu ưu đãi của linh kiện máy tính là 0%, thuế giá trị gia tăng ( VAT ) là 10%

Xác định rõ ràng mã HS rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu linh kiện máy tính. Việc xác định sai mã HS sẽ mang lại nhiều rủi ro như sau:

  • Chịu phạt do ghi sai mã HS dựa theo nghị định 128/2020/NĐ-CP
  • Trong trường hợp có phát sinh thuế nhập khẩu thì sẽ đối mặt với mức phạt ít nhất là 2.000.000 VNĐ và cao nhất là mức phạt gấp 3 lần số thuế

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu linh kiện máy tính

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu linh kiện máy tính giống như các mặt hàng khác được quy định trong Thông tư số 38/2018/TT-BTC được sửa đổi và bổ sung tại thông tư số 39/2018/TT-BTC như sau:

  • Tờ khai hải quan
  • Vận đơn đường biển
  • Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice )
  • Hợp đồng thương mại ( Sale Contract )
  • Danh sách đóng gói ( Packing List )
  • Chứng nhận xuất xứ ( C/O ) nếu có
  • Catalogs
CONTACT
Scroll to Top