THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY CNC

Máy cắt CNC (Computer Numerical Control) là một thiết bị công cụ tiên tiến, hoạt động dưới sự điều khiển của máy tính để thực hiện các thao tác cắt, chấn, phay hoặc khoét trên nhiều loại vật liệu như kim loại, gỗ, nhựa, và nhiều chất liệu khác.

Nhờ vào khả năng điều khiển chính xác và tự động, máy cắt CNC cho phép tạo ra các chi tiết với độ tinh xảo cao và hiệu suất làm việc vượt trội.

Máy cắt CNC sử dụng động cơ, trục và dao cắt để tạo ra sản phẩm theo thiết kế từ phần mềm CAD/CAM, mang lại độ chính xác và lặp lại cao. Máy có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như chế tạo máy móc, công nghiệp gỗ, sản xuất linh kiện điện tử, quảng cáo và đồ trang trí. Tùy vào nhu cầu và ngân sách, có thể chọn máy từ nhỏ gọn cho gia đình đến lớn và phức tạp cho công nghiệp.

Để nhập khẩu máy CNC, anh chị quý doanh nghiệp cần chuẩn bị thủ tục và các bước để nhập khẩu mặt hàng này, quý anh chị doanh nghiệp cùng Beskare Logistics tìm hiểu về các thủ tục này nhé!

  • Đối với máy gia công kim loại đã qua sử dụng:

Mặt hàng “máy cắt CNC Laser” đã qua sử dụng thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 của Bộ khoa học và Công nghệ. Theo đó, hàng hoá nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại điều 6 Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN.

  • Đối với mặt hàng mới 100%

Với mặt hàng mới 100% không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, bạn có thể tiến hành thủ tục nhập khẩu máy gia công kim loại như hàng hóa thông thường khác.

Chính sách và thủ tục nhập khảu máy CNC

Trường hợp hàng hoá có mã HS 8486.20.91 – Máy cắt laser để cắt các đường tiếp xúc bằng các chùm tia laser trong các sản phẩm bán dẫn thì thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin truyền thông theo quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BTTTT ngày 15/11/2014.

I/ Mã HS Code Và Thuế Nhập Khẩu Máy Gia Công Kim Loại CNC

1. Mã HS code máy CNC

Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Để nhập khẩu một thiết bị máy móc bạn cần xác định mã HS code của sản phẩm đó. Tùy vào căn cứ thực tế sản phẩm mà áp dụng các quy tắc phân loại nhằm xác định HS code.

  • Mã HS máy cắt lazer, máy CNC thuộc nhóm 84.61
  • Đối với mặt hàng máy cắt kim loại Tổng cục Hải quan đã có công văn 4100/TCHQ_TXNK về việc phân loại Máy cắt kim loại
  • Mặt hàng “máy cắt đứt kim loại” nếu thỏa mãn chú giải 7 nhóm 84.61 thì phân loại vào phân nhóm 8461.50, mã số và thuế suất cụ thể tuỳ theo hệ thống điều khiển của máy.
  • Mặt hàng “máy cắt xén kim loại” nếu thỏa mãn chú giải 5 nhóm 84.62 thì phân loại vào phân nhóm 8462.31 hoặc phân nhóm 8462.39, mã số và thuế suất cụ thể tuỳ theo hệ thống điều khiển của máy
  • Mã HS code máy CNC nằm trong nhóm HS code 8466. Tùy từng sản phẩm thực tế mà bạn dựa vào bảng mô tả đó xác định chính xác HS code máy gia công kim loại

1.1 Phân loại mã HS code theo từng sản phẩm

  • Mã 84561100: Hoạt động bằng tia laser
  • Mã 84561200: Hoạt động bằng tia sáng khác hoặc chùm phô- tông
  • Mã 84563000: Hoạt động bằng phương pháp phóng điện
  • Mã 845640: Hoạt động bằng quá trình xử lý plasma hồ quang
  • Mã 84564010: Máy công cụ, điều khiển số, để gia công vật liệu bằng phương pháp bóc tách vật liệu, bằng quá trình xử lý plasma hồ quang, để sản xuất các tấm mạch in hay tấm mạch dây in

2. Thuế nhập khẩu

  • Thuế nhập khẩu thông thường: 5%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%
  • Thuế VAT: 8%

Ngoài ra, nếu bạn nhập từ các quốc qua có ký kết hợp tác với Việt Nam, bạn sẽ có được ưu đãi thuế đặc biệt. Cụ thể:

  • ACFTA (Asean – Trung Quốc): 0 % (Nghị định 153/2017/NĐ-CP)
  • ATIGA (Asean – Việt Nam): 0% (Nghị định 156/2017/NĐ-CP )
  • AANZFTA (Asean – Úc – Niudilân): 0 %(Nghị định 158/2017/NĐ-CP)
  • AIFTA (Asean – Ấn Độ): 0% (Nghị định 159/2017/NĐ-CP)
  • VJEPA (Việt Nam – Nhật Bản): 0% (Nghị định 155/2017/NĐ-CP)
  • AJCEP (Asean – Nhật Bản): 0 % (Nghị định 160/2017/NĐ-CP)
  • AKFTA (Asean – Hàn Quốc): 0% (Nghị định 157/2017/NĐ-CP )
  • VKFTA (Việt Nam – Hàn Quốc): 0 % (Nghị định 149/2017/NĐ-CP)
  • VCFTA (Việt Nam – Chi Lê): 0% .

II/ Thủ Tục Nhập Khẩu Máy Gia Công Đứt Kim Loại CNC

Hồ sơ hải quan nhập căn cứ theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC). Bộ hồ sơ cơ bản gồm:

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu
  • Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)
  • Bill of Lading
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) nếu có
  • Catalogue Tiếng Anh
  • Các chứng từ khác (nếu có)

III/ Quy trình thủ tục nhập khẩu máy gia công kim loại, máy cắt CNC

Khi làm hồ sơ, khai báo xử lý hải quan máy CNC, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện theo 5 bước:

Bước 1: Khai báo hải quan

Chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • 4 bản gốc: Giấy đăng ký Kiểm tra chất lượng theo mẫu
  • Bản chụp của tổ chức cá nhân nhập khẩu bao gồm:
  • Hợp đồng (sales contract)
  • Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
  • Quy cách đóng gói (packing list)
  • Vận tải đơn (House bill)
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O).

Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa; đưa hàng về bảo quản, giải phóng hàng, thông quan hàng hóa

Bước 3: Tính thuế

Bước 4: Nộp thuế, lệ phí

Bước 5: Thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan.

Trên đây là thủ tục nhập khẩu máy CNC, nếu anh chị có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam thì liên hệ với chúng tôi, Beskare Logistics với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tư vấn và làm thủ tục nhập khẩu với sự tận tâm và chi phí hợp lý nhất!

CONTACT
Scroll to Top