THỦ TỤC NHẬP KHẨU RAY TRƯỢT GIẢM CHẤN BẰNG THÉP

THỦ TỤC NHẬP KHẨU RAY TRƯỢT GIẢM CHẤN BẰNG THÉP

Ray trượt giảm chấn là loại phụ kiện đóng vai trò quan trọng giúp tăng độ bền của các ngăn kéo tủ đồng thời tăng trải nghiệm tốt và đảm bảo an toàn khi dùng cho người sử dụng. Mặt hàng này chủ yếu được nhập khẩu từ các quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, các nước thuộc khối ASEAN, …

Vậy để nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam, doanh nghiệp cần phải làm những gì? Sau đây Beskare Logistics mời anh chị quý doanh nghiệp tham khảo quy trình nhập khẩu qua bài viết sau đây nhé!

I/ Chính sách nhập khẩu ray trượt giảm chấn

Theo nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định mặt hàng ray trượt giảm chấn không nằm trong danh mục hạn chế hay cấm nhập khẩu, mặt hàng này cũng không nằm trong nhóm kiểm tra chuyên ngành nên doanh nghiệp sẽ tiến hành nhập khẩu như các mặt hàng thông thường khác

• Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
• Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
• Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018
• Quyết định số 583/QĐ-TCHQ ngày 22/03/2019
• Quyết định 3390/QĐ-BCT ngày 21/12/2020
• Quyết định 920/QĐ-BCT ngày 20/03/2020
• Công văn 638/TCHQ-TXNK ngày 22/02/2022

Theo các văn bản pháp luật trên, thanh trượt kim loại không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Tuy nhiên để nhập khẩu mặt hàng ray trượt giảm chấn, hàng phải là mới 100% và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

II/ Mã hs code và thuế nhập khẩu ray trượt giảm chấn bằng thép:

1. Mã HS code

Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

Theo biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam quy đinh mặt hàng ray trượt giảm chấn thuộc nhóm 8302 – Giá, khung, phụ kiện và các sản phẩm tương tự bằng kim loại cơ bản dùng cho đồ nội thất, cho cửa ra vào, cầu thang, cửa sổ, mành che, thân xe (coachwork), yên cương, rương, hòm hay các loại tương tự; giá để mũ, mắc mũ, chân giá đỡ và các loại giá cố định tương tự bằng kim loại cơ bản; bánh xe đẩy (castor) có giá đỡ bằng kim loại cơ bản; cơ cấu đóng cửa tự động bằng kim loại cơ bản. Mã HS code cụ thể nhu sau:

  • 830241 – Giá, khung, phụ kiện và các sản phẩm tương tự khác: Dùng cho xây dựng:
  • 83024131 – Bản lề và đinh kẹp dùng cho cửa ra vào; móc và mắc cài khoá; chốt cửa: Bản lề
  • 83024139: Loại khác
  • 83024190: Loại khác

Trên đây là mã HS code sản phẩm bản lề ray trượt, anh chị có thể phải áp mã HS code chính xác để tránh trường hợp phải khai lại tờ khai nếu áp sai mã HS code sản phẩm. Cũng như tránh mất nhiều chi phí về thuế suất, phí hải quan và thời gian.

2. Thuế nhập khẩu

Khi nhập khẩu mặt hàng này về VN doanh nghiệp cần chịu 2 loại thuế: thuế Nhập Khẩu và VAT.

Thuế nhập khẩu là 20% và VAT 8%.

Khi nhập khẩu doanh nghiệp cần yêu cầu người bán cung cấp các chứng nhận xuất xứ để được các ưu đãi về thuế quan.

Khi nhập hàng từ Trung Quốc thì doanh nghiệp yêu cầu người bán cung cấp C/O form E để thuế nhập khẩu sẽ là 0%.

III/ Bộ hồ sơ khai báo hải quan nhập khẩu

Theo thông tư 39/2018/TT-BTC quy định bộ hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu (Customs Declaration);
  • Hợp đồng thương mại (Sales contract);
  • Hóa đơn thương mại (Commercial invoice);
  • Danh sách đóng gói (Packing list);
  • Vận đơn đường biển (Bill of lading)
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O)
  • Và các chứng từ khác có liên quan.

IV/ Quy trình nhập khẩu ray trượt giảm chấn bằng thép

Theo Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Khi nhập khẩu thì anh chị cần thực hiện như sau:

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng

Doanh nghiệp tiến hành làm hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng.Thời gian xử lý từ 2 – 3 ngày sau đó doanh nghiệp sẽ nhận được xác nhận đăng ký. Khi đã có giấy xác nhận thì doanh nghiệp có thể tiến hành mở tờ khai.

Bước 2: Khai tờ khai hải quan

Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan ở trên cổng thông tin điện tử. Các thông tin khai báo cần dựa vào bộ hồ sơ nhập khẩu đã có và chờ kết quả phân luồng từ hải quan.

Bước 3: Mở tờ khai hải quan

Doanh nghiệp mang bộ hồ sơ nhập khẩu cùng với tờ khai đã phân luồng đến nộp tại chi cục hải quan. Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và trả lại kết quả phân luồng.

Quy trình kiểm tra chất lượng sẽ được thực hiện song song với thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Nếu chứng thư đạt tiêu chuẩn thì doanh nghiệp mang bổ sung vào bộ hồ sơ nhập khẩu để tiến hành thông quan hàng.

Nếu chứng thư không đạt tiêu chuẩn thì hàng hóa sẽ bị tái xuất, không được nhập khẩu vào Việt nam.

Bước 4: Thông quan hàng hóa

Sau khi kiểm tra lại hồ sơ hàng hóa nếu không có vấn đề gì phát sinh thì tờ khai sẽ được thông quan. Doanh nghiệp tiến hành đóng thuế cho hải quan để hàng được thông quan.

Bước 5: Nhận hàng và vận chuyển về kho.

Lưu ý: Khi nhập khẩu mặt hàng này doanh nghiệp cần lưu ý về vấn đề nhãn dán của hàng hóa, theo nghị định 43/2017/NĐ-CP nhãn vận chuyển cần phải đầy đủ các nội dung sau:

  • Xuất xứ của hàng hóa.
  • Tên của thương nhân chịu trách nhiệm liên quan: nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu.
  • Tên và đặc điểm tính chất có liên quan đến hàng hóa.

Trên đây là thủ tục nhập khẩu mặt hàng sản phẩm ray trượt giảm chấn bằng thép. Nếu anh chị quý doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu kinh doanh mặt hàng này cần làm thủ tục nhập khẩu thì hãy liên hệ chúng tôi.

Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tư vấn và làm thủ tục thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng, đảm bảo giá dịch vụ hợp lý và uy tín, tận tâm.

CONTACT
Scroll to Top