THỦ TỤC NHẬP KHẨU SỮA TẮM

THỦ TỤC NHẬP KHẨU SỮA TẮM

Sữa tắm là sản phẩm làm sạch da, giúp loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi và dầu thừa hiệu quả. Sản phẩm này thường chứa các hoạt chất tẩy rửa, mang lại cảm giác da sạch và dễ dàng hấp thụ dưỡng chất. Sữa tắm được nhập khẩu từ nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Châu Âu và Mỹ.

Vậy, quy trình nhập khẩu sữa tắm gồm những bước gì? Hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu nhé!

I/ Chính sách nhập khẩu

Được quy định tại những văn bản, nghị định và thông tư sau đây:

  • Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011
  • Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
  • Thông tư 32/2019/TT-BYT ngày 16/12/2019
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

Mặt hàng sữa tắm không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên khi nhập khẩu sữa tắm thì các chủ doanh nghiệp cần phải làm công bố mỹ phẩm. Còn đối với sản phẩm có thương hiệu cần có giấy ủy quyền của nhà sản xuất mới được phép nhập khẩu.

II/ Mã hs code & Thuế nhập khẩu sữa tắm

1. Mã HS code

Sữa tắm thuộc Chương 34: Xà phòng, các chất hữu cơ hoạt động bề mặt, các chế phẩm dùng để giặt, rửa, các chế phẩm bôi trơn, các loại sáp nhân tạo, sáp chế biến, các chế phẩm dùng để đánh bóng hoặc tẩy sạch, nến và các sản phẩm tương tự, bột nhão dùng làm hình mẫu, sáp dùng trong;

Mã hs code thuộc nhóm 340130, cụ thể:

  • 34013000 – Các sản phẩm và chế phẩm hữu cơ hoạt động bề mặt dùng để làm sạch da, dạng lỏng hoặc dạng kem và đã được đóng gói để bán lẻ, có hoặc không chứa xà phòng

2. Thuế nhập khẩu

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi là: 27%
  • Thuế VAT là 8%.
  • NK từ Hàn Quốc có sử dụng C/O form AK là: 0%.
  • Nhập khẩu sữa tắm từ các nước Đông Nam Á, sử dụng form D là 0%.
  • NK từ Trung Quốc sử dụng C/O form E là 0%.
  • NK từ Châu Âu thuế nhập khẩu là 11.2% – 15%.

III/ Bộ hồ sơ nhập khẩu sữa tắm

Theo Thông tư 39/2018/ TT-BTC bộ hồ sơ hải quan bao gồm:

  • Hợp đồng thương mại (Sales contact);
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice);
  • Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List);
  • Tờ khai hải quan;
  • Công bố mỹ phẩm;
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) nếu có;
  • Vận đơn (Bill of Lading);
  • Catalog (nếu có).

IV/ Về nhãn mác của hàng hóa

Việc gắn nhãn trên hàng hóa nhằm mục đích hỗ trợ cơ quan quản lý hành chính trong việc quản lý hàng hóa, xác định nguồn gốc xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về sản phẩm.

Do đó, việc đánh dấu nhãn trên hàng hóa là một bước không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng gọng kính, theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP thì việc dán nhãn hàng hoá bao gồm các bước sau:

  • Tên hàng hóa.
  • Định lượng.
  • Thành phần hoặc thành phần định lượng.
  • Số lô sản xuất.
  • Ngày sản xuất, hạn sử dụng/ hạn dung.
  • Với dòng sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn.
  • Hướng dẫn sử dụng trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ cách sử dụng của sản phẩm;
  • Thông tin, cảnh báo.
  • Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.
  • Tên nhà xuất khẩu (shipper).
  • Tên nhà nhập khẩu (consignee).
  • Xuất xứ hàng hóa.

V/ Công bố mỹ phẩm

Mặt hàng sữa tắm thuộc sự quản lý của Cục Quản Lý Dược – Bộ Y Tế. Vì vậy, trước khi tiến hành nhập khẩu sữa tắm vào Việt Nam, các chủ doanh nghiệp cần phải làm: Công bố mỹ phẩm theo thông tư 06/2011/TT-BYT trước khi nhập khẩu về Việt Nam.

Phiếu công bố này có giá trị 5 năm kể từ ngày được cấp phiếu công bố.

Hồ sơ làm công bố mỹ phẩm sữa tắm:

  • Phiếu công bố mỹ phẩm ( theo mẫu).
  • Bảng thành phần có % sản phẩm, công dụng sản phẩm.
  • Giấy lưu hành tự do CFS (Certificate of Free Sale).
  • Giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho người nhập khẩu.
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh.

LƯU Ý:

  • Cần hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với cơ quan nhà nước theo quy định.
  • Yêu cầu nhà sản xuất cung cấp chứng nhận xuất xứ (C/O) theo các mẫu ưu đãi như: Form E, Form D, Form AK, để đảm bảo quyền lợi về thuế.
  • Trước khi nhập khẩu sữa tắm vào Việt Nam, sản phẩm phải được công bố mỹ phẩm theo đúng quy trình.
  • Ngoài ra, các chứng từ quan trọng như CFS (Certificate of Free Sale) và giấy ủy quyền từ nhà sản xuất phải được xác nhận bởi lãnh sự quán.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho quý vị cái nhìn tổng quan và hữu ích về quy trình và chính sách nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm.

Nếu có thêm câu hỏi hoặc cần hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ hotline để được chuyên viên chúng tôi tư vấn miễn phí. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tận tình và chu đáo, giúp anh chị nhập khẩu lô hàng một cách nhanh chóng nhất.

CONTACT
Scroll to Top