THỦ TỤC NHẬP KHẨU THANG MÁY GIA ĐÌNH
Thang máy nhập khẩu có lợi thế cạnh tranh về độ an toàn, bền bỉ và tính thẩm mỹ nhưng giá thành cao hơn so với thang máy liên doanh. Khi khách hàng tìm mua thang máy họ thường thắc mắc về bộ hồ sơ thang máy nhập khẩu gồm những gì, thang máy nhập khẩu phải chịu những loại thuế gì? Hay quy trình nhập khẩu ra sao? Đây cũng là câu hỏi của nhiều doanh nghiệp cần làm thủ tục nhập khẩu cho mặt hàng này.
Sau đây hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu chi tiết về chính sách và thủ tục nhập khẩu cho mặt hàng này nhé!
I/ Chính sách nhập khẩu thang máy
Nhà nước ban hành các chính sách nhập khẩu thang máy cụ thể để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh phù hợp. Cụ thể, thủ tục nhập khẩu thang máy dùng trong tòa nhà được quy định trên các thông tư như sau:
- Thông tư 03/2010/TT-BLĐTBXH yêu cầu doanh nghiệp tiến hành các thủ tục kiểm tra chất lượng thang máy nhập khẩu khi làm thủ tục hải quan. Đối với một số dòng thang máy bình thường không cần kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu.
- Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH triển khai một số nguyên tắc doanh nghiệp cần lưu ý khi nhập khẩu thang máy. Cục An Toàn Lao Động là đơn vị thực hiện công tác giám định chất lượng các mặt hàng thang máy nhập khẩu.
- Công văn số 7713/TCHQ-GSQL ngày 24/11/2017 trao đổi với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giải trình công tác kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội
- Thông tư 38/2015/TT-BTC và thông tư 39/2018/TT-BTC trình bày thủ tục nhập khẩu thang máy dùng trong tòa nhà mà gồm có các hồ sơ liên quan mà doanh nghiệp cần chuẩn bị. Trong đó bao gồm: tờ khai hải quan nhập khẩu, hóa đơn thương mại, Bill of Lading, CO và các chứng từ khác (nếu có).
- Công văn số 16/LĐ-QĐ ngày 11/01/2018 và công văn số 4771/LĐTBXH-ATLĐ ngày 29/11/2016 là thông tin của Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội giải quyết các vấn đề liên quan đến phản ánh của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết định 37/2017/QĐ-TTG ngày 17/08/2017 thay thế quyết định 50/2008/QĐ-TTG bãi bỏ kiểm tra chất lượng một số mặt hàng, trong đó có mặt hàng thang máy.
II/ Mã HS Code và thuế nhập khẩu thang máy
1. Mã HS code
Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Với các dòng thang máy đang sử dụng, mỗi mã sẽ tương ứng với một loại thang máy với mục đích sử dụng riêng biệt. Dưới đây làm một số mã HS cho việc làm thủ tục nhập khẩu thang máy.
Với mã số hiệu 8428 được quy định là mã đầu cho các sản phẩm thiết bị như máy nâng hạ, giữ, xếp dỡ hàng khác như thang máy, thang cuốn, băng tải, thùng cáp treo. Cụ thể:
• Thang máy chở người: 84281031
• Thang máy loại khác: 84281039
• Máy nâng hạ và băng tải dùng khí nén: 842820
2. Thuế nhập khẩu
Khi nhập khẩu thang máy, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó:
Thuế nhập khẩu thang máy:
- Thuế suất thuế nhập khẩu của thang máy hiện hành là 10%.
- Thuế VAT của thang máy là 10%.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: Một số loại thang máy cao cấp hoặc có tính năng đặc biệt có thể bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Lưu ý: Trong trường hợp thang máy được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện.
III/ Bộ hồ sơ nhập khẩu thang máy
Theo Khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC) yêu cầu thủ tục nhập khẩu thang máy dùng trong tòa nhà cần có bộ hồ sơ hải quan. Doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị hồ sơ theo quy định cơ bản như sau:
• Tờ khai hải quan;
• Hóa đơn mua bán hàng hóa (Commercial Invoice);
• Bảng kê hàng hóa đóng gói (Packing list);
• Hợp đồng mua bán hàng hóa (Commercial Contract);
• Vận đơn (Bill of Lading);
• Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nếu có (CO-CQ);
• Thông tin kỹ thuật sản phẩm (Catalogue);
• Kết quả kiểm định (Test Report);
• Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng;
IV/ Quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng thang máy
Để doanh nghiệp có thể thực hiện được thủ tục thông quan hàng hóa “thang máy” ở Hải quan thì cần phải thực hiện kiểm tra chất lượng thang máy trước. Dưới đây là quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng thang máy.
Thang máy là mặt hàng phải đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu. Thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng được quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH thay thế cho Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thang máy được quy định trong Nghị định 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018. Sau khi có đầy đủ bộ hồ sơ thì có thể đến Sở lao động thương binh xã hội để đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.
Bước 2: Nhận xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng
Khi nhận được hồ sơ đăng ký từ doanh nghiệp trong vòng 2-3 ngày làm việc. Sở lao động thương binh xã hội sẽ xác nhận đơn đăng ký. Có đơn đăng ký thì có thể tiến hành mở tờ khai hải quan và làm các bước mang hàng về bảo quản.
Bước 3: Kiểm tra chất lượng máy
Sở lao động thương binh xã hội sẽ không trực tiếp kiểm tra chất lượng. Các tổ chức được cấp phép kiểm tra chuyên ngành cho thang máy mới kiểm tra. Doanh nghiệp sẽ đăng ký lên các tổ chức hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng. Sau khi, nhận hồ sơ đăng ký thì các đơn vị kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng.
Bước 4: Bổ sung kết quả hợp chuẩn hợp quy
Sau khi, kiểm tra chất lượng theo các tiêu chuẩn theo quy định. Tổ chức kiểm tra sẽ ra quyết định và cấp chứng thư đặt chuẩn. Có chứng thư này thì sẽ bổ sung cho phía bên Sở lao động thương binh xã hội. Lúc này có thể đưa kết quả xác nhận để bổ sung cho hải quan và thông quan hàng hóa.
V/ Quy trình nhập khẩu thang máy
Sau khi doanh nghiệp kiểm tra chất lượng thang máy “đạt” thì sẽ thực hiện làm thủ tục thông quan hàng hóa ở Hải quan
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thang máy được quy định rất cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
Bước 1: Khai tờ khai Hải quan
Sau khi có đầy đủ các chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs code máy thang máy. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.
Bước 2: Mở tờ khai Hải quan
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.
Bước 3. Thông quan tờ khai Hải quan
Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để mang hàng về kho bảo quản.
Bước 4. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng
Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang về kho. Sau khi có kết quả kiểm tra chất lượng thì bổ sung hồ sơ cho hải quan để thông quan hàng hóa.
VI/ Những điều mà khách hàng cần lưu ý khi thực hiện thủ tục nhập khẩu thang máy
Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu thang máy các loại. Chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để chia sẻ đến doanh nghiệp. Khi làm thủ tục nhập khẩu thang máy cần lưu ý những điểm sau:
- Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành khi làm thủ tục nhập khẩu thang máy;
- Thang máy nhập khẩu thì phải làm kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu;
- Bộ phận an toàn của thang máy khi làm thủ tục nhập khẩu cũng phải đăng ký kiểm tra chất lượng;
- Thanh máy đã qua sử dụng được phép nhập khẩu. Tuy nhiên ngoài việc kiểm tra chất lượng thì tuổi thiết bị phải dưới 10 năm.
Trên đây là thủ tục nhập khẩu thang máy sử dụng chuyên chở người. Nếu anh chị quý doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu kinh doanh hoặc sử dụng mặt hàng này và làm thủ tục nhập khẩu thì hãy liên hệ chúng tôi.
Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tư vấn và làm thủ tục thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng, đảm bảo giá dịch vụ hợp lý và uy tín, tận tâm.