THỦ TỤC NHẬP KHẨU THIẾT BỊ BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI FLYCAM

THỦ TỤC NHẬP KHẨU THIẾT BỊ BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI FLYCAM

Hiện nay, thiết bị bay không người lái (Flycam) đang trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam. Chúng ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động quay phim, chụp ảnh, xây dựng bản đồ, vận chuyển và giao hàng nhanh, nông nghiệp, xây dựng, và vô số các ngành nghề khác.

Tuy nhiên, phần lớn các thiết bị này đều được nhập khẩu từ nước ngoài, phản ánh sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp UAV tại Việt Nam. Điều này cũng đặt ra nhiều thách thức về công tác quản lý, đảm bảo an toàn và việc thực hiện các thủ tục nhập khẩu sao cho phù hợp với các quy định hiện hành, nhằm đảm bảo các thiết bị đáp ứng đủ các tiêu chuẩn yêu cầu.

Quy trình nhập khẩu máy bay không người lái về Việt Nam cần thực hiện như thế nào? Sau đây hãy cùng Beskare Logistics tham khảo các thủ tục nhập khẩu qua bài viết sau đây nhé!

I/ Chính sách nhập khẩu máy bay không người lái (Flycam)

Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu máy bay không người lái về Việt Nam thì cần phải nắm được và thực hiện đúng theo các chính sách hiện hành dưới đây:

  • Nghị định 36/2008/NĐ-CP ngày 28/3/2008 sửa đổi, bổ sung Nghị định 79/2011/NĐ-CP
  • Công văn số 4213/BQP-TM ngày 11/11/2020
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020
  • Nghị định số 43/2017 NĐ-CP ngày 14/04/2017

Mặc dù thiết bị bay không người lái có kích thước nhỏ gọn và ứng dụng hữu ích, chúng cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn quốc gia và trật tự xã hội, mọi thiết bị bay đều phải được kiểm soát bởi cơ quan chức năng.

Theo pháp luật Việt Nam, thiết bị bay không người lái được coi là hàng hóa có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng. Do đó, các tổ chức và cá nhân muốn nhập khẩu cần xin phép Bộ Quốc phòng và Bộ Công an trước khi làm thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu từ Bộ Công Thương, đảm bảo tuân thủ các quy định về an ninh và an toàn.

II/ Mã Hs code và thuế nhập khẩu máy bay không người lái (Flycam)

1. Mã hs code của máy bay không người lái (Flycam)

Việc xác định đúng mã hs code là rất quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hồ sơ, chứng từ cũng như việc xác định mức thuế nhập khẩu cần đóng. Mã hs code được xác định dựa vào tính chất, phân loại, công dụng của mặt hàng. Thiết bị bay không người lái có mã hs code thuộc Chương 88: Phương tiện bay, tàu vũ trụ, và các bộ phận của chúng;

Cụ thể như sau:

  • 8802 – Phương tiện bay khác (ví dụ, trực thăng, máy bay); tàu vũ trụ (kể cả vệ tinh) và tàu bay trong quỹ đạo và phương tiện đẩy để phóng tàu vũ trụ.
  • 880220 – Máy bay và phương tiện bay khác, có trọng lượng không tải không quá 2.000 kg:
  • 88022090 – Loại khác

2. Thuế nhập khẩu máy bay không người lái (Flycam)

Mức thuế suất nhập khẩu sẽ được xác định dựa trên mã hs code của loại hàng.

Thuế nhập khẩu được tính theo công thức:

  • Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

Thuế giá trị GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:

  • Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x %VAT

Dựa theo biểu thuế XNK có thể nhận thấy:

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%
  • Thuế giá trị gia tăng: 8%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form D (từ các nước Đông Nam Á): 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form E (từ Trung Quốc): 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từ Nhật Bản: 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từ Hàn Quốc: 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từ Úc: 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từ Ấn Độ: 0%

III/ Bộ hồ sơ nhập khẩu máy bay không người lái (Flycam)

Căn cứ vào Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Bộ hồ sơ nhập khẩu gồm có:

  • Tờ khai hải quan (Customs Declaration);
  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract);
  • Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing list);
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O ) (Nếu có)
  • Vận đơn (Bill of lading) ;
  • Giấy phép nhập khẩu (Import License);
  • Công văn chấp thuận của Bộ Quốc Phòng
  • Các giấy tờ khác ( Nếu có)

IV/ Bộ hồ sơ xin công văn chấp thuận nhập khẩu từ Bộ Quốc phòng

Công văn xin phép nhập khẩu Flycam:

Đây là tài liệu quan trọng để yêu cầu chấp thuận từ Bộ Quốc Phòng. Trong công văn này, bạn cần trình bày rõ mục đích sử dụng Flycam và các thông tin liên quan khác như sau:

  • Ảnh chụp thiết bị (18×24): Điều này giúp cung cấp hình ảnh cụ thể về Flycam và có thể được sử dụng để kiểm tra sản phẩm.
  • Bản thuyết minh thông số kỹ thuật của Flycam: Nêu rõ các thông số kỹ thuật của Flycam như kích thước, trọng lượng, tầm bay, và các tính năng quan trọng khác.
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân của cá nhân, giấy phép hoạt động của tổ chức: Điều này dùng để xác minh danh tính của người hoặc tổ chức nhập khẩu và đảm bảo tính hợp pháp của việc nhập khẩu.
  • Các giấy tờ khác liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ của Flycam: Bao gồm các tài liệu liên quan đến nguồn gốc và xuất xứ của Flycam như giấy chứng nhận xuất xứ, hóa đơn, và bất kỳ giấy tờ nào khác cần thiết.

V/ Quy trình nhập khẩu máy bay không người lái (Flycam)

Doanh nghiệp tìm các nhà cung cấp hàng hóa ở các quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật bản, Đức, Mỹ…

Sau khi doanh nghiệp đã tìm được đối tác và ký kết hợp đồng xong thì cần chuẩn bị một số thủ tục theo yêu cầu để nhập khẩu máy bay không người lái về Việt Nam.

Quy trình được diễn ra theo các bước sau:

Bước 1: Xin công văn chấp thuận của Bộ Quốc Phòng cho phép nhập khẩu máy bay không người lái về Việt Nam.

Bước 2: Xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Công Thương

Sau khi đã nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Quốc Phòng, doanh nghiệp nộp hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu lên bộ Công thương. Thời gian nhận lại kết quả trong khoảng 10 ngày.

Bước 3: Khai tờ khai hải quan

Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan ở trên cổng thông tin điện tử. Các thông tin khai báo cần dựa vào bộ hồ sơ nhập khẩu đã có và chờ kết quả phân luồng.

Bước 4: Mở tờ khai hải quan

Doanh nghiệp mang bộ hồ sơ nhập khẩu cùng với tờ khai đã phân luồng đến nộp tại chi cục hải quan. Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và trả lại kết quả phân luồng.

Tùy vào kết quả phân luồng hàng hóa mà doanh nghiệp tiếp tục xử lý:

  • Hàng hóa ở luồng xanh: Sẽ được thông quan ngay.
  • Hàng hóa ở luồng vàng: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hồ sơ và không kiểm tra hàng thực tế.
  • Hàng hóa ở luồng đỏ: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hàng hóa và kiểm tra thực tế hàng hóa.

Bước 5: Thông quan hàng hóa

Sau khi kiểm tra lại hồ sơ hàng hóa nếu không có vấn đề gì phát sinh thì tờ khai sẽ được thông quan. Doanh nghiệp tiến hành đóng thuế cho hải quan để hàng được thông quan.

Bước 6: Nhận hàng và vận chuyển về kho để chuẩn bị phân phối ra thị trường.

VI/ Những lưu ý khi nhập khẩu máy bay không người lái (Flycam)

  • Doanh nghiệp cần hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế theo quy định với nhà nước khi nhập khẩu.
  • Doanh nghiệp xác định đúng mã hs code để làm hồ sơ thủ tục đúng, tránh mất thời gian và bị phạt.
  • Doanh nghiệp nên xin giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) từ nhà xuất khẩu để được hưởng mức thuế ưu đãi nhập khẩu đặc biệt.
  • Mặt hàng máy bay không người lái thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc Phòng nên khi nhập khẩu doanh nghiệp cần xin được công văn chấp thuận của cơ quan quản lý này.
  • Máy bay không người lái cần xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Công Thương.

Trên đây là thủ tục nhập khẩu thiết bị bay không người lái Flycam. Nếu anh chị quý doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu kinh doanh mặt hàng này cần làm thủ tục nhập khẩu thì hãy liên hệ chúng tôi.

Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tư vấn và làm thủ tục thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng, đảm bảo giá dịch vụ hợp lý và uy tín, tận tâm.

CONTACT
Scroll to Top