THỦ TỤC NHẬP KHẨU THIẾT BỊ VỆ SINH

Làm thủ tục xuất nhập khẩu luôn là chủ đề được các doanh nghiệp quan tâm, với thiết bị vệ sinh thì thủ tục nhập khẩu bao gồm những gì?

Beskare Logistics đồng hành cùng bạn làm thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh để kinh doanh dễ dàng hơn nhé.

Theo các văn bản pháp luật có quy định về việc nhập khẩu thiết bị vệ sinh đã ban hành như :

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
  • Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015;
  • Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017;
  • Công văn 3936/TCHQ-TXNK ngày 13/06/2019;
  • Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013;
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

Những lưu ý khi nhập khẩu thiết bị vệ sinh:

  • Thiết bị vệ sinh nằm trong danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu vào Viet Nam
  • Thiết bị vệ sinh đã qua sử dụng nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu
  • Thiết bị vệ sinh cần phải dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu
  • Các sản phẩm chậu rửa, bồn tiểu, bệ xí bằng sứ cần tiến hành kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu
  • Cấn xác định đùng má HS cho các thiết bị vệ sinh để tính đung thuế

Quy định việc dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu thiết bị vệ sinh

Về quy định dán nhãn hàng hóa cho các thiết bị vệ sinh đã được quy định rất rõ ràng tại Nghị định 128/2020/NĐ-CP. Trong đó có nói rõ về nội dung cần có trên nhãn dán hàng hóa bao gồm:

  • Thông tin chi tiết về đơn vị xuất khẩu;
  • Thông tin chi tiết về đơn vị nhập khẩu;
  • Thông tin chi tiết về hàng hóa cần nhập khẩu;
  • Chứng nhận xuất xứ ( Chứng nhận C/O)

Rủi ro khi không dán nhãn hàng hóa cho thiết bị vệ sinh

  • Mất quyền được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi do chứng nhận C/O của bạn đã bị bác bỏ
  • Có thể bị phạt lên tời 60 triệu đồng nếu không dán nhãn hàng hóa nhập khẩu
  • Trong quá trình vận chuyển thì hàng hóa của bạn dễ gặp tình trạng bị thất lạc

HS code của thiết bị vệ sinh

Để có thể làm thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh thì việc xác định được mã HS rất quan trọng. Dưới đây là bảng tổng hợp mã HS của thiết bị vệ sinh các loại:

  • Mã HS của nhóm sản phẩm vòi nước, vòi sen,.. là 8481
  • Mã HS của bồn tắm, bồn rửa tay, (bằng nhựa) là 3922
  • Mã HS của bồn tắm, bồn rửa, bệ xí,… (bằng sứ) là 6910
Mã HS Mô tả
Thiết Bị Vệ Sinh Bằng Nhựa
39221011 Bồn tắm có hình chữ nhật hoặc hình thuôn bên trong.
39221019 Bồn tắm loại khác.
39221090 Vòi sen, bồn rửa và chậu rửa.
39222000 Bệ và nắp xí bệt.
39229011 Bộ phận của bình xả nước (ví dụ: ống xả, phao, cần gạt).
39229012 Bộ phận của bình xả nước đã lắp các bộ phận.
39229019 Thiết bị vệ sinh khác.
Thiết Bị Vệ Sinh Bằng Gốm Sứ
69101000 Bồn rửa, chậu rửa, bệ chậu rửa, bồn tắm, bidets, bệ xí, bình xối nước, bệ đi tiểu và các sản phẩm vệ sinh tương tự bằng sứ gắn cố định.
69109000 Bồn rửa, chậu rửa, bệ chậu rửa, bồn tắm, bidets, bệ xí, bình xối nước, bệ đi tiểu và các sản phẩm vệ sinh tương tự bằng gốm gắn cố định.
Thiết Bị Vệ Sinh và Bộ Phận Bằng Sắt hoặc Thép
73241010 Bồn rửa nhà bếp bằng inox.
73241090 Chậu rửa hoặc loại khác.
73242110 Bồn tắm bằng gang đúc, có hình dạng bên trong là hình chữ nhật hoặc hình thuôn (oblong).
73242190 Bồn tắm bằng gang đúc khác.
73242910 Bồn tắm bằng sắt hoặc thép, có hình dạng bên trong là hình chữ nhật hoặc hình thuôn (oblong).
73242990 Bồn tắm bằng sắt hoặc thép khác.
73249010 Bộ phận dùng cho bệ xí hoặc bệ đi tiểu giật nước.
73249030 Bô để giường bệnh và bô đi tiểu loại xách tay được bằng sắt thép.
73249091 Bộ phận của bồn rửa nhà bếp hoặc bồn tắm.
73249093 Bộ phận của bệ xí hoặc bệ đi tiểu giật nước (loại cố định).
73249099 Thiết bị vệ sinh khác, không được đề cập ở trên.
Sen Vòi, Vòi Tắm Hoa Sen
84818050 Sen vòi, vòi tắm hoa sen.

Những rủi ro khi xác định sai mã HS cho thiết bị vệ sinh:

  • Quá trình thông quan đối với thết bị vệ sinh có thể mất thêm nhiều thời gian. Do các cán bộ hải quan cần thời gian để có thể kiểm tra lại thông tin lô hàng của bạn.
  • Việc xác định sai mã HS thì bạn có thể bị phạt hành chính
  • Do là các thiết bị vệ sinh sẽ phải chịu thuế NK nên nếu xác định sai mã HS thi rất có thể bạn sẽ bị quy vào tội trốn thuế.

Thuế nhập khẩu của thiết bị vệ sinh

Thông thường có 2 loại thuế được áp dụng cho các sản phẩm nhập khẩu là thuế NK và thuế GTGT (VAT):

  • Thuế NK thông thường: Từ 15-52.5%
  • Thuế NK ưu đãi: Từ 10-35%
  1. TNK = Trị giá CIF x (% thuế suất)
  2. VAT = (Trị giá CIF + TNK) x (% thuế VAT)
  3. Thuế GTGT (VAT) : Từ 08% – 10%

Như bạn có thể thấy thì thuế NK vào Viet Nam đối với thiết bị vệ sinh là rất cao. Nên nếu bạn nhập khẩu từ các nước được hưởng ưu đãi về thuế thì hãy yêu cầu người bán cung cấp chứng nhận xuất xứ (C/O). Sẽ giúp bạn được hưởng thuế NK ưu đãi nhé.

Chứng từ thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh

Chứng từ là một trong những yếu tố cần có thể tiến hành làm thủ tục nhập khẩu các thiết bị vệ sinh. Dưới đây là chi tiết về các chứng từ thủ tục cần có:

  • Tờ khai hải quan;
  • Hợp đồng thương mại;
  • Hóa đơn thương mại;
  • Danh sách đóng gói;
  • Vận đơn;
  • Hồ sơ kiểm tra chất lượng
  • Chứng nhận xuất xứ C/O (nếu có);
  • Catalog

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu cho thiết bị vệ sinh

Việc tiến hành làm thủ tục nhập khẩu đối với các thiết bị vệ sinh khá phức tạp. Hãy cùng Beskare Logistics thực hiện theo các quy trình dưới đây để quá trình này diễn ra thuận lợi:

1. Khai tờ khai hải quan

Bạn có thể tiến hành khi báo trên hệ thống VNACCS/VCIS.

Một lưu ý nhỏ là bạn nên tiến hành khai báo sớm nhất có thể, vì trong vòng 30 ngày từ khi hàng hóa của bạn đến cửa khẩu mà chưa được khai báo thì có thể bị phạt từ hải quan

2. Kiểm tra chất lượng đối với thiết bị vệ sinh bằng sứ khi nhập khẩu

2.1.
Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng

Sau khi nộp hồ sơ thì khoảng 2-3 ngày làm việc bạn sẽ nhận được giấy báo kết quả kiểm tra chất lượng. Nếu không có gì thiếu sót thì sở Xây Dựng sẽ cấp cho bạn 1 tờ đăng ký có xác nhận từ sở. Có được tờ xác nhận đăng ký này bạn có thể mang xuống chi cục hải quan để tiến hành thông quan tạm thời.

Lưu ý là việc lấy mẫu kiểm tra và xét nghiệm sẽ không do sở Xây Dựng trực tiếp thực hiện. Nên bạn cần đăng ký lấy mẫu với đơn vị kiểm tra được sở Xây Dựng cấp phép.

2.2.
Lấy mẫu và kiểm tra

Sau khi bạn nộp tờ đăng ký thì bên hải quan sẽ cho phép bạn mang hàng về bảo quản. Và bạn cần liên hệ với bên kiểm tra mà bạn đã đăng lý trước đó. Để họ xuống lấy mẫu kiểm tra.

Lưu ý lúc này hàng hóa của bạn vẫn chưa được thông quan, bạn sẽ cần giữ nguyên hiện trạng tới khi có kết quả kiểm tra. Nếu như bạn vẫn cố tình mang hàng hóa ra kinh doanh khi chưa có kết quả kiểm tra. Thì rất khó khăn để có thể giải quyết được.

2.3.
Lấy kết quả và bổ sung cho bên hải quan

Sau khi đã lấy mẫu và tiến hành kiểm tra. Nếu thiết bị vệ sinh bằng sứ của bạn đạt đủ các tiêu chuẩn sẽ được cấp chứng nhận hợp quy và phiếu thử nghiệm. Thì lúc này bạn hãy nộp lại kết quả kiểm tra đó cho sở Xây Dựng để họ đóng hồ sơ nhập khẩu. Kết quả này sẽ được lưu trên hệ thống để bên hải quan có thể theo dõi được nên bạn sẽ không cần phải đi nộp lại kết quả.

3. Mở tờ khai hải quan

Khi bạn đã khai báo thành công tờ khai quan, lúc này hệ thống sẽ trả về cho bạn kết quả phân luồng. Bạn cần tiến hành mở tờ khai quan bằng cách in ra và mang xuống cửa khẩu để tiến hành làm thủ tục thông quan cho thiết bị vệ sinh.

4. Thông quan hàng hóa

Bước này các cán bộ hải quan sẽ tiến hành kiểm tra lo hàng hóa của bạn. Nếu như không có vấn đề gì thì bạn chỉ cần đống thuế và mang hàng hóa về bảo quản. Nếu hàng hóa của bạn không bao gồm các thiết bị vệ sinh bằng sứ thì việc thông quan khá đơn giản, Nhưng thiết bị vệ sinh làm từ sứ thì cần làm đánh giá kiểm tra chất lượng theo “Bước 2: Kiểm tra chất lượng đối với thiết bị vệ sinh bằng sứ khi nhập khẩu

Bước 5: Mang hàng hóa về sử dụng

Bước cuối cùng này bạn sẽ cần bổ sung đầy đủ các giấy tờ còn thiếu cho bên hải quan. Quan trọng nhất là chứng nhận hợp quy là không được thiếu. Thì quá trình thông quan của bạn mới hoàn tất. Và bạn mới có thể đem hàng hóa ra thị trường. Đó là tất cả quá trình làm thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh các loại. Chúc bạn thành công.

CONTACT
Scroll to Top