THỦ TỤC NHẬP KHẨU VỢT CẦU LÔNG, TENNIS.

Cầu lông là môn thể thao được yêu thích rộng rãi tại Việt Nam, thu hút người chơi từ nhiều lứa tuổi khác nhau. Sự phổ biến này đã tạo ra nhu cầu ngày càng lớn đối với các loại vợt cầu lông chất lượng cao.

Tuy nhiên, việc nhập khẩu vợt cầu lông có thể gặp phải một số rủi ro và khó khăn do các thủ tục phức tạp. Để giúp bạn giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ cung cấp, hướng dẫn về quy trình nhập khẩu vợt cầu lông, tennis.

Hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu chi tiết hơn về thủ tục nhập khẩu mặt hàng vợt cầu lông, tennis này nhé!

I/ Chính sách nhập khẩu vợt cầu lông

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; được bổ sung, sửa đổi bởi thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018.
  • Quyết định số 583/QĐ-TCHQ ngày 22/03/2019.
  • Thông tư 09/2019/TT-BKHCN ngày 30/09/2019.
  • Quyết định 765/QĐ-BCT ngày 29/03/2019.
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017.
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

II/ Quy định về nhập khẩu vợt cầu lông:

  • Thủ tục nhập khẩu vợt cầu lông được thực hiện theo quy trình thông thường.
  • Vợt cầu lông đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam.
  • Khi nhập khẩu vợt cầu lông, doanh nghiệp phải dán nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.

1. HS code và thuế suất nhập khẩu vợt cầu lông

Vợt cầu lông được phân loại trong Chương 95 của Biểu thuế xuất nhập khẩu, cụ thể là “ĐỒ CHƠI, THIẾT BỊ TRÒ CHƠI VÀ DỤNG CỤ, THIẾT BỊ THỂ THAO; CÁC BỘ PHẬN VÀ PHỤ KIỆN CỦA CHÚNG”.

95.06 Dụng cụ và thiết bị dùng cho tập luyện thể chất nói chung, thể dục, điền kinh, các môn thể thao khác (kể cả bóng bàn) hoặc trò chơi ngoài trời, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác trong Chương này; bể bơi và bể bơi nông (paddling pools)

9506.51.00 – – Vợt tennis, đã hoặc chưa căng lưới

9506.59.00 – – Loại khác

2. Thuế áp dụng khi nhập khẩu vợt cầu lông, vợt tennis

Căn cứ vào mã HS Code và Biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành, mức thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT) áp dụng cho vợt cầu lông và vợt tennis như sau:

  • Trường hợp không có giấy chứng nhận xuất xứ (Form D, E, VJ, hoặc KV):

Thuế nhập khẩu: 5%

Thuế giá trị gia tăng (VAT): 8%

  • Trường hợp có giấy chứng nhận xuất xứ (Form D, E, VJ, hoặc KV):

Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%

Thuế giá trị gia tăng (VAT): 8%

Lưu ý: Các mức thuế này có thể thay đổi theo quy định của cơ quan hải quan. Để biết thông tin chính xác và cập nhật nhất về mức thuế áp dụng cho từng mặt hàng cụ thể, bạn nên tham khảo trực tiếp từ nguồn thông tin hải quan chính thống hoặc nhờ sự tư vấn từ các chuyên gia hải quan.

III/ Thủ tục nhập khẩu vợt cầu lông

Hồ sơ hải quan nhập khẩu bao gồm:

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu theo mẫu.
  • Commercial invoice (Hóa đơn thương mại).
  • Packing list (Phiếu đóng gói hàng hóa).
  • Sales contract (Hợp đồng mua bán).
  • Bill of Lading (Vận đơn).
  • Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa).
  • Giấy phép nhập khẩu.
  • Các chứng từ khác (nếu có).

IV/ Dán nhãn hàng nhập khẩu

Việc gắn nhãn hàng hóa nhập khẩu không chỉ giúp theo dõi nguồn gốc, đơn vị chịu trách nhiệm mà còn hỗ trợ quản lý hàng hóa chặt chẽ hơn. Đặc biệt, quy trình này là bắt buộc đối với mặt hàng vợt cầu lông nhập khẩu từ nước ngoài.

1. Nội Dung Nhãn Mác

Nghị định số 43/2017/NĐ-CP đã quy định rõ nội dung nhãn mác cho các mặt hàng. Đối với vợt cầu lông, nhãn mác cần bao gồm thông tin người xuất/nhập khẩu, chi tiết sản phẩm, xuất xứ và các thông tin khác bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ kèm bản dịch. Hải quan sẽ kiểm tra kỹ lưỡng nội dung nhãn mác trong quá trình nhập khẩu.

2. Vị Trí Nhãn Mác

Vị trí dán nhãn mác cũng quan trọng không kém. Nhãn cần được dán ở vị trí dễ thấy trên kiện hàng như thùng carton, kiện gỗ, bao bì sản phẩm. Việc này giúp tiết kiệm thời gian kiểm hóa khi nhập khẩu vợt cầu lông và các mặt hàng khác.

Đối với hàng hóa bán lẻ, nhãn mác cần bổ sung thông tin nhà sản xuất, số lượng, thông số kỹ thuật, ngày sản xuất và cảnh báo an toàn.

3. Rủi Ro Khi Nhãn Mác Không Đúng Quy Định

Việc không dán nhãn hoặc dán sai nhãn có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như bị phạt tiền theo Điều 22 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP, mất quyền ưu đãi thuế nhập khẩu do chứng nhận xuất xứ không hợp lệ, và nguy cơ mất mát, hư hỏng hàng hóa do thiếu cảnh báo trong quá trình vận chuyển.

Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo quý vị nên tuân thủ quy định pháp luật về dán nhãn hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu vợt cầu lông.

V/ Quy trình nhập khẩu vợt cầu lông

Bước 1: Khai báo tờ khai hải quan

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các chứng từ xuất nhập khẩu cần thiết, doanh nghiệp tiến hành nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan điện tử.

Bước 2: Phân luồng và mở tờ khai hải quan

Hệ thống hải quan sẽ tự động phân luồng tờ khai sau khi hoàn tất khai báo. Tùy thuộc vào kết quả phân luồng (luồng xanh, vàng hoặc đỏ), doanh nghiệp in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu đến chi cục hải quan để làm thủ tục mở tờ khai theo quy định.

Bước 3: Kiểm tra và thông quan hàng hóa

Cán bộ hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và đối chiếu với hàng hóa thực tế (nếu cần). Nếu không có vấn đề gì, cán bộ hải quan sẽ tiếp nhận thông quan tờ khai. Doanh nghiệp nộp thuế nhập khẩu (nếu có) để hoàn tất thủ tục.

Bước 4: Vận chuyển và lưu kho hàng hóa

Sau khi tờ khai được thông quan, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục cần thiết để vận chuyển hàng hóa về kho bãi. Lưu ý chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như lệnh giao hàng, phương tiện vận chuyển và tuân thủ các quy định về giám sát hàng hóa (nếu có).

Trên đây là thủ tục nhập khẩu vợt cầu lông. Nếu anh chị, quý doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này để kinh doanh thì hãy liên hệ chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệp về nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tư vấn và giúp anh chị thực hiện quy trình một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

CONTACT
Scroll to Top