THỦ TỤC VÀ THUẾ NHẬP KHẨU GỖ

Bạn muốn nhập khẩu gỗ từ nước ngoài nhưng vẫn chưa nắm được nghĩa vụ về thuế. Bạn lo lắng về thủ tục hải quan và những điều kiện để nhập khẩu mặt hàng này. Bài viết sau đây của Luật Quang Huy sẽ giúp bạn giải đáp vướng mắc những vấn đề liên quan đến thuế nhập khẩu gỗ.

1. Điều kiện nhập khẩu gỗ?

Đối với tất cả các mặt hàng là thực vật nói chung và các mặt hàng là sản phẩm như đồ gỗ nội thất nói riêng thì đều cần phải có giấy kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu để nhập khẩu vào Việt Nam.

Vì chúng ta cần phải biết sản phẩm đó có mang dịch bệnh hay độc hại gì vào Việt Nam hay không.

Cụ thể, để nhập khẩu gỗ doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện như sau:

  • Gỗ nhập khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục nhập khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan;
  • Kiểm tra tên khoa học xem loại gỗ mà bạn dự định nhập có được phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không (danh mục CITES được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Theo quy định này, có 3 trường hợp xảy ra như sau:
  • Nếu loại gỗ mà bạn định nhập không nằm trong danh mục CITES, thì có thể làm hồ sơ nhập khẩu gỗ bình thường như những mặt hàng khác;
  • Nếu hàng nằm trong nhóm I trong danh mục CITES, tức là thuộc danh mục gỗ bị đe dọa tuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại thì không được phép nhập khẩu gỗ thuộc danh mục này;
  • Nếu nằm trong nhóm II và III trong danh mục CITES, bạn sẽ phải xin ý kiến của cơ quan CITES Việt Nam thì mới được phép nhập khẩu gỗ.

Cụ thể, danh mục gỗ bị đe dọa tuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam được quy định tại Nhóm IA bao gồm các loài thực vật rừng thuộc Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/01/2019 như sau:

STT Tên Việt Nam Tên khoa học
NGÀNH THÔNG PINOPHYTA
LỚP THÔNG PINOSIDA
Họ Hoàng đàn Cupressaceae
1 Bách vàng Xanthocyparis vietnamensis
2 Bách đài loan Taiwania cryptomerioides
3 Hoàng đàn hữu liên Cupressus tonkinensis
4 Sa mộc dầu Cunninghamia konishii
5 Thông nước Glyptostrobus pensilis
Họ Thông Pinaceae
6 Du sam đá vôi Keteleeria davidiana
7 Vân sam fan si pang Abies delavayi subsp. fansipanensis
Họ Hoàng liên gai Berberidaceae
8 Các loài Hoàng liên gai thuộc chi Berberis Berberis spp.
Họ Mao lương Ranunculaceae
9 Hoàng liên chân gà Coptis quinquesecta
10 Hoàng liên bắc Coptis chinensis
Họ Ngũ gia bì Araliaceae
11 Sâm vũ diệp (Vũ diệp tam thất) Panax bipinnatifidus
12 Tam thất hoang Panax stipuleanatus
LỚP HÀNH LILIOPSIDA
Họ lan Orchidaceae
13 Lan kim tuyến Anoectochilus setaceus
14 Lan kim tuyến Anoectochilus acalcaratus
15 Lan kim tuyến Anoectochilus calcareus
16 Lan hài bóng Paphiopedilum vietnamense
17 Lan hài vàng Paphiopedilum villosum
18 Lan hài đài cuộn Paphiopedilum appletonianum
19 Lan hài chai Paphiopedilum callosum
20 Lan hài râu Paphiopedilum dianthum
21 Lan hài hê len Paphiopedilum helenae
22 Lan hài henry Paphiopedilum henryanum
23 Lan hài xanh Paphiopedilum malipoense
24 Lan hài chân tím Paphiopedilum tranlienianum
25 Lan hài lông Paphiopedilum hirsutissimum
26 Lan hài hằng Paphiopedilum hangianum
27 Lan hài đỏ Paphiopedilum delenatii
28 Lan hài trân châu Paphiopedilum emersonii
29 Lan hài hồng Paphiopedilum micranthum
30 Lan hài xuân cảnh Paphiopedilum canhii
31 Lan hài tía Paphiopedilum purpuratum
32 Lan hài trần tuấn Paphiopedilum trantuanhii
33 Lan hài đốm Paphiopedilum concolor
34 Lan hài tam đảo Paphiopedilum gratrixianum
NGÀNH NGỌC LAN MAGNOLIOPHYTA
LỚP NGỌC LAN MAGNOLIOPSIDA
Họ Dầu Dipterocarpaceae
35 Chai lá cong Shorea falcata
36 Kiền kiền phú quốc Hopea pierrei
37 Sao hình tim Hopea cordata
38 Sao mạng cà ná Hopea reticulata
NGÀNH MỘC LAN MAGNOLIOPHYTA
LỚP MỘC LAN MAGNOLIOPSIDA
Họ Ngũ gia bì Araliaceae
39 Sâm ngọc linh Panax vietnamensis

2. Thủ tục hải quan khi nhập khẩu gỗ?

2.1.
Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu gỗ

Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, để làm thủ tục nhập khẩu gỗ, cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ như sau:

  • Tờ khai hải quan;
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract);
  • Hóa đơn thương mại (Commercial invoice);
  • Danh sách đóng gói (Packing list);
  • Vận đơn (Bill of lading);
  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật;
  • Giấy phép nhập khẩu gỗ;
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt;
  • Các chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu.

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP của Chính phủ, khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng gỗ nhập khẩu, ngoài bộ hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, chủ gỗ nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai các tài liệu như sau:

  • Bản chính bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP của Chính phủ;
  • Một trong các tài liệu sau:
  • Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cấp; Bản sao giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp;
  • Trường hợp gỗ nhập khẩu từ quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT: Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp. Theo đó, bảng danh mục hàng hóa bao gồm mã các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ được cấp phép FLEGT được ban hành kèm theo Phụ lục III Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ban hành ngày 01/09/2020 của Chính phủ);
  • Trường hợp lô hàng gỗ nhập khẩu không thuộc quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này: Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 102/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Lưu ý: Trước khi nhập khẩu gỗ, doanh nghiệp phải được cấp giấy phép nhập khẩu gỗ từ cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp cần gửi 1 bộ hồ sơ tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam. Trong thời hạn 8 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép nhập khẩu gỗ;
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu gỗ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết;
  • Nếu cần tham vấn Cơ quan khoa học CITES Việt Nam hoặc cơ quan có liên quan của nước xuất khẩu thì Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam sẽ tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn này sẽ không vượt quá 30 ngày.

2.2.
Thủ tục nhập khẩu gỗ

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, sau khi xác định được mã HS của mặt hàng gỗ, có được đầy đủ chứng từ để làm thủ tục nhập khẩu gỗ thì bạn có thể tiến hành làm các thủ tục để nhập khẩu gỗ theo trình tự các bước như sau:

2.2.1.
Bước 1.
Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm các giấy tờ như sau: hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa, vận đơn, Giấy chứng nhận xuất xứ (trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt), thông báo hàng đến và xác định được mã HS gỗ. Khi đó, bạn có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

Tờ khai hải quan có thể nộp trước ngày hàng hóa tới cửa khẩu hoặc trong vòng 30 ngày từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu lên Hệ thống VNACCS.

Lưu ý: Các doanh nghiệp mới bắt đầu tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu phải thực hiện một số bước bổ sung. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chính chữ ký số mà bạn dùng để kê khai thuế, bảo hiểm xã hội; tuy nhiên, phải đăng ký chữ ký số đó với Tổng cục Hải quan trước (hệ thống VNACCS).

2.2.2.
Bước 2.
Lấy lệnh giao hàng

Đây là một dạng giấy tờ do hãng tàu hoặc công ty vận chuyển cung cấp để giữ các mặt hàng để giao hàng tại cảng hoặc nhà kho. Để có được đơn hàng này, bạn chỉ cần đến nhà vận chuyển và chuẩn bị các giấy tờ sau: 1 bản sao chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/hộ chiếu, 1 bản sao vận đơn kèm theo 1 vận đơn gốc có đóng dấu và phí.

Nếu các mặt hàng đã được chất đầy vào container, bạn phải xác định xem còn thời gian để cất giữ chúng tại cảng hay không rồi mới gia hạn.

2.2.3.
Bước 3.
Mở tờ khai hải quan

Sau khi tờ khai được truyền đi, hệ thống sẽ căn cứ vào nội dung trong tờ khai để phân luồng hàng hoá. Cụ thể, đó có thể là luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ. Tuỳ vào từng phân luồng, bạn cần tiến hành các thủ tục khác nhau, cụ thể như sau:

  • Luồng xanh: Nếu Hệ thống VNACCS phản hồi luồng Xanh, nhà nhập khẩu được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và hàng hóa. Theo đó, bạn không cần kiểm tra hay làm thủ tục gì thêm. Bạn chỉ cần đến cơ quan hải quan giám sát để nộp các chứng từ như: Phơi hạ hàng; Tờ có mã vạch (in từ website của Tổng cục Hải quan); Phí hạ tầng (chỉ áp dụng tại cảng Hải Phòng). Hải quan sẽ ký và, trong một số trường hợp, đóng dấu nội bộ vào mặt sau của tờ khai, bây giờ bạn có thể nộp cho công ty vận chuyển.
  • Luồng vàng: Nếu hệ thống gửi phản hồi luồng Vàng, tức là đơn vị Hải quan bắt buộc phải kiểm tra thêm hồ sơ của lô hàng. Bạn cần cẩn thận trong khâu này, tuyệt đối không được xảy ra sai sót. Theo đó, bạn phải nộp thêm các hồ sơ giấy sau để Hải quan kiểm tra: Vận đơn; Phiếu đóng gói hàng; Tờ khai trị giá; Hóa đơn; Giấy phép nhập khẩu (đối với trường hợp hàng hóa thuộc diện phải có Giấy phép nhập khẩu); Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành (đối với các trường hợp hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành); Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa EVFTA (đối với trường hợp hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA).
  • Luồng đỏ: Nếu hệ thống phản hồi luồng Đỏ, người nhập khẩu sẽ phải nộp các hồ sơ như trong trường hợp Luồng vàng và cơ quan Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp này. Quy trình kiểm định sẽ cực kỳ khắt khe và gắt gao, tốn nhiều thời gian hơn kéo theo nhiều chi phí phát sinh. Cụ thể:
  • Khi được xếp vào loại này, hải quan sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi xác minh tính hợp lệ của chứng từ. Có thể sử dụng máy soi chuyên dụng để kiểm tra, hoặc nhân viên hải quan có thể mở thùng hàng để kiểm tra thủ công.
  • Mục đích của việc kiểm tra là xác định xem thực tế hàng hóa có giống như hồ sơ đã nêu hay không. Nếu câu trả lời giống nhau thì bước này coi như đã hoàn thành. Nếu không, có thể phải sửa tờ khai (nếu có sai sót nhỏ), có thể bị phạt hành chính (nếu sai sót nặng), có trường hợp không được xuất hàng (lỗi nặng).

2.2.4.
Bước 4.
Thông quan tờ khai hải quan

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ, nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Bạn chỉ cần gửi lại tờ khai và mã vạch cho hải quan giám sát để làm thủ tục xác thực. Khi tờ khai đã được thông quan qua giám sát hải quan, bạn phải nộp lại cho hãng tàu để họ làm thủ tục xác nhận thực xuất với hải quan giám sát khi hàng lên tàu. Lúc này, bạn có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.

Lưu ý: Khi nộp thuế nhập khẩu để thông quan hàng hóa, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

Giá trị trên Giấy chứng nhận xuất xứ phải là trị giá FOB tính bằng USD, nhưng trong một số trường hợp, giá trị khác (EXW, CFR, CIF, …) theo giá trị trên hợp đồng và hóa đơn, mặt hàng có nhiều chi tiết nhưng Giấy chứng nhận xuất xứ không thể hiện đầy đủ, thiếu chi tiết. Để được hưởng ưu đãi đặc biệt về Giấy chứng nhận xuất xứ là một trong những hành động mà doanh nghiệp có thể thực hiện để hưởng lợi từ thuế suất ưu đãi. Nếu xảy ra sai sót và Giấy chứng nhận xuất xứ bị từ chối, bạn sẽ phải chịu mức thuế suất không ưu đãi;

2.2.5.
Bước 5.
Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng

Đây chính là công đoạn cuối cùng mà bạn cần thực hiện sau khi hoàn tất mọi thủ tục liên quan đến hải quan và cả nộp thuế. Mang theo Lệnh giao hàng D/O hiện có kèm theo lời giới thiệu của người gửi hàng, phiếu đặt cược của hãng tàu, mã vạch tờ khai hải quan đã ký tên, đóng dấu sau khi chuẩn bị phương tiện vận chuyển, nhập kho. Sau đó, bên hải quan sẽ kiểm tra hàng hóa và nếu cần sẽ làm hồ sơ nộp phí. Sau khi hoàn thành các thủ tục, hàng hóa sẽ được chuyển đến cho bạn.

Lúc này, bạn cần chuẩn bị trước 2 vấn đề sau:

  • Thuê phương tiện chuyên chở đến lấy hàng về;
  • Thuê nhà kho hoặc bến bãi để bảo quản lô hàng.

Bạn cần chắc chắn rằng lệnh giao hàng vẫn còn hiệu lực, nếu không thì phải làm việc với hãng tàu để tiến hành gia hạn lại. Sau đó, người đại diện doanh nghiệp sẽ đến phòng thương vụ của Cảng để trình các giấy tờ như D/O, giấy giới thiệu của chủ hàng, mã vạch tờ khai hải quan,… Nhân viên sẽ lên hoá đơn và cho bạn thanh toán những khoản phí cần thiết.

Người đại diện chỉ việc nộp phí và nhận phiếu ER tức phiếu giao nhận mà thôi. Sau đó, chỉ việc bốc xếp hàng lên xe và chở về kho bảo quản.

Lưu ý: Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan quy định tại Mục 5 Công văn 19046/BTC-TCHQ quy định việc thực hiện các quy định của Luật Hải quan năm 2014 do Bộ Tài chính ban hành như sau:

  • Thời hạn hoàn thành việc rà soát hồ sơ hải quan là: không quá 02 giờ làm việc, kể từ Thời điểm cơ quan Hải quan nhận đủ hồ sơ hải quan;
  • Thời hạn hoàn thành việc kiểm soát hàng hóa: không quá 08 giờ làm việc kể từ khi người khai hải quan bàn giao hàng hóa cho cơ quan. Dịch vụ hải quan. Trường hợp hàng hóa phải kiểm tra đặc biệt về chất lượng, sức khỏe, văn hóa, kiểm dịch động thực vật và an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn kiểm tra thực tế hàng hóa được tính kể từ thời điểm sau khi hoàn thành kết quả khám chuyên khoa được nhận theo quy định;
  • Đối với lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại, kiểm soát phức tạp, thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

3. Thuế nhập khẩu gỗ?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thuế nhập khẩu gỗ phụ thuộc và mã HS gỗ. Do đó, lựa chọn được mã HS phù hợp sẽ là yếu tố quan trọng để xác định được thuế nhập khẩu chính xác. Thuế nhập khẩu cũng là chi phí sẽ cộng vào giá vốn hàng bán.

Thuế nhập khẩu gỗ có hai loại đó là: Thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng nhập khẩu. Để xác định được số thuế nhập khẩu gỗ, bạn có thể tham khảo cách tính thuế nhập gỗ và thuế giá trị gia tăng nhập khẩu cụ thể như sau:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cách tính thuế nhập khẩu xác định theo mã HS thuế nhập khẩu được xác định theo công thức sau đây:

Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

Cách tính thuế giá trị gia tăng nhập khẩu được xác định theo công thức như sau:

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x 10%

Trong đó:

  • Trị giá CIF: Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 05/2018/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hóa, trị giá CIF là trị giá hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm cả cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của nước nhập khẩu. Trị giá CIF được tính theo quy định tại Điều VII Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan;
  • Thuế suất thuế nhập khẩu của mặt hàng gỗ là 0%;
  • Thuế giá trị gia tăng nhập khẩu của mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ là 10%.

4. Cơ sở pháp lý

  • Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016;
  • Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
  • Nghị định số 102/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 30/10/2020;
  • Thông tư 39/2018/TT-BTC ban hành ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành.
CONTACT
Scroll to Top