THỦ TỤC XUẤT KHẨU CUA SỐNG

Cua Cà Mau, cua sống nổi tiếng với thịt chắc, gạch béo ngậy và hương vị đặc trưng của miền đất mũi cực Nam. Loại cua này được ưa chuộng trên toàn cầu, đặc biệt tại Singapore, Đài Loan, Hong Kong, và Trung Quốc.

– Vận chuyển: Thường qua đường bộ sang Trung Quốc do thủ tục dễ, chi phí thấp và thời gian ngắn. Đối với thị trường quốc tế như Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Dubai, Thái Lan, và Hong Kong, vận chuyển bằng đường hàng không là phương thức tối ưu để bảo đảm chất lượng.

Hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu về quy trình xuất khẩu mặt hàng này nhé!

(Lưu ý, vận chuyển bằng đường bộ thì thời gian sẽ lâu hơn đường hàng không nên cần cân nhắc và lựa chọn kĩ càng, tránh cho cua bị ngạt, chết).

Chính sách xuất khẩu cua Cà Mau, cua sống

  • Theo Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng cua biển, tên khoa học: Scylla serrata, điều kiện 200g/con trở lên thuộc Danh mục những loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện.
  • Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định:

“1. Hàng hoá có tên trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch; Danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật”.

  • Căn cứ Thông tư số 32/2012/TT-BNNPTNT ngày 20/07/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tthì một số loài cua nước ngọt và cua biển thuộc Danh mục đối tượng kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản.
  • Thủ tục, hồ sơ hải quan xuất khẩu thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều 16 và 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.

Thủ tục xuất khẩu cua sống

Để làm thủ tục xuất khẩu cho mặt hàng cua sống, anh chị cần tìm hiểu và xác định đúng mã HS code của mặt hàng này.

Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

I/ Thuế xuất khẩu và HS CODE cho mặt hàng cua sống

Cua Sống thuộc chương 03

0306: Động vật giáp xác, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ , sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối ; động vật giáp xác hun khói, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, đã hoặc chưa làm chin trước hoặc trong quá trình hun khói ; động vật giáp xác chưa bóc mai

-Sống, tươi hoặc ướp lạnh:

03063300: — Cua, ghẹ

II/ Chứng từ khai báo hải quan khi xuất khẩu cua sống

  • Sales contract ( Hợp đồng thương mại )
  • Commercial Invoice ( Hóa đơn thương mại )
  • Packing List ( Phiếu đóng gói hàng hóa )
  • Bill of lading ( Vận đơn đường biển )
  • C/O form E, C/O form AK, C/O form D,… ( Giấy chứng nhận xuất xứ )
  • Health Certificate ( Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật )
  • Giấy kiểm dịch động vật cho mặt hàng cua sống

III/ Bộ chứng từ để làm Kiểm dịch động vật

Đơn đăng ký kiểm dịch

Yêu cầu về kiểm dịch của nước nhập khẩu ( nếu có )

Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh của cơ sở chăn nuôi thủy sản nơi xuất xứ của thủy sản để sản xuất lô hàng

Thông thường chi cục thú y sẽ đến cơ sản sản xuất để kiểm tra xưởng có đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm hay không. Sau đó sẽ cấp giấy chứng nhận Kiểm Dịch Động Vật cho nhà xuất khẩu.

IV/ Chứng nhận kiểm dịch động vât

Để được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, cần làm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu bao gồm:

– Đơn đăng ký kiểm dịch;

– Yêu cầu vệ sinh thú y của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng (nếu có);

– Mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch cho Cục Thú y

Bước 3: Nhận hồ sơ và trả kết quả

– Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch;

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch, Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;

– Tổ chức, cá nhân căn cứ vào ngày ghi trên phiếu hẹn đến Cục thú y nhận Giấy chứng nhận kiểm dịch.

– Trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch phải thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là thủ tục xuất khẩu cua sống, anh chị quý doanh nghiệp nếu có nhu cầu làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng này hãy liên hệ chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp các câu hỏi về quy trình xuất nhập khẩu, giúp anh chị hoàn thiện các thủ tục và thông quan cho lô hàng của mình một cách an toàn và nhanh chóng nhất.

CONTACT
Scroll to Top