THỦ TỤC XUẤT KHẨU MÍA TƯƠI, NƯỚC ÉP MÍA
Việc xuất khẩu mía tươi và nước ép mía từ Việt Nam yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kiểm tra vi sinh vật, côn trùng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nitrat và đất, theo yêu cầu của quốc gia nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu trồng, thu hoạch, sơ chế, đóng gói, lưu trữ đến vận chuyển.
Ví dụ, một doanh nghiệp ở Hòa Bình đã lựa chọn mía trắng, sơ chế cẩn thận bằng cách loại bỏ đầu mấu, cạo vỏ và cắt thành khúc 35cm. Mía được đóng gói hút chân không trong túi PE 2,5kg và đóng thùng carton cấp đông 10kg, đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của EU và Hoa Kỳ.
Nhận thấy tiềm năng thị trường này rất lớn nên có rất nhiều doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực để có thể xuất khẩu mặt hàng này. Vậy để xuất khẩu mía tươi, nước ép mía doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Sau đây hãy cùng Beskare Logistics khám phá các bước và thủ tục xuất khẩu mía tươi, nước ép mía trong bài viết dưới đây để đảm bảo quy trình xuất khẩu diễn ra suôn sẻ và đúng quy định pháp lý.
I/ Chính sách xuất khẩu mía tươi, nước ép mía
- Theo nghị định 69/2018-NĐ-CP quy định mặt hàng đường mía không nằm trong danh mục cấm hay hạn chế xuất khẩu vì vậy không cần phải xin giấy phép.
- Theo thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 quy định mặt hàng đường mía phải được kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu sang các quốc gia khác.
Tuy nhiên khi xuất khẩu loại hàng hóa này ra thị trường thế giới, tùy vào chính sách nhập khẩu của từng nước nhập khẩu mà doanh nghiệp xuất khẩu cần chuẩn bị các loại giấy tờ cho phù hợp như là giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, công bố chất lượng sản phẩm, Certificate of Origin (chứng nhận xuất xứ),….
Vì vậy doanh nghiệp xuất khẩu nên liên hệ kiểm tra với nhà nhập khẩu để tiến hành chuẩn bị các chứng từ cần thiết.
II/ Bộ hồ sơ kiểm dịch thực vật
Theo thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 quy định bộ hồ sơ bao gồm:
- Hợp đồng thương mại (Sales Contract);
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);
- Danh sách đóng gói (Packing List);
- Giấy đăng kí kiểm dịch thực vật – PHYTOSANITARY CERTIFICATE.
- Mẫu kiểm dịch tùy theo số lượng của lô hàng xuất khẩu.
III/ Mã hs code và thuế xuất khẩu mía tươi, nước ép mía
Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Theo biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam quy định mặt hàng mía tươi thuộc chương 12;
Mặt hàng này hiện không chịu thuế xuất khẩu vì vậy thuế suất thuế xuất khẩu là 0%.
Mía tươi, nước ép mía có mã HS tham khảo là:
CHƯƠNG 12: Hạt Dầu và Quả Có Dầu; Các Loại Ngũ Cốc, Hạt và Quả Khác; Cây Công Nghiệp hoặc Cây Dược Liệu; Rơm, Rạ và Cỏ Khô Làm Thức Ăn Gia Súc
Mã HS code | Mô tả |
---|---|
1212 | Quả minh quyết (1), rong biển và tảo biển khác, củ cải đường (sugar beet) và mía đường, tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa nghiền; hạt và nhân của hạt, và các sản phẩm thực vật khác (kể cả rễ rau diếp xoăn chưa rang thuộc loài Cichorium intybus satibium) chủ yếu dùng làm thức ăn cho người, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác. |
121229 | Loại khác |
IV/ Thủ tục khai báo hải quan xuất khẩu mía tươi, nước ép mía
Theo thông tư 39/2018/TT-BTC quy định bộ hồ sơ xuất khẩu mía tươi, nước ép mía bao gồm:
- Sales Agreement (Hợp đồng mua bán)
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
- Packing List (Danh sách đóng gói hàng hóa) Bill of Lading (Vận đơn đường biển)
- Phytosanitary Certificate (Chứng nhận kiểm dịch thực vật) Certificate of Origin (Chứng nhận xuất xứ – Form B)
- FDA Compliance (Đối với hàng hóa xuất khẩu Mỹ)
- Customs Declaration Form (Tờ khai hải quan xuất khẩu)
- CE Certification (Đối với hàng xuất khẩu EU)
Lưu ý: Sản phẩm phải có nhãn mác xuất xứ rõ ràng theo quy định nhãn hàng hóa nhập khẩu theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Và một số chứng từ có thể cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu:
• Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O)
• Các chứng từ liên quan khác,…
V/ Quy định dán nhãn hàng hoá xuất khẩu
Về Thông tin nhãn mác: theo nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung 1 số điều của nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định tất cả các loại hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải được dán nhãn mác.
Nội dung nhãn mác bao gồm:
Xuất xứ của hàng hóa.
- Tên và địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm liên quan đến hàng hóa: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu.
- Tên và các thông tin liên quan đến hàng hóa theo qui định.
VI/ Giấy phép kinh doanh
Để tiến hành thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và kinh doanh thực phẩm là mía tươi, nước ép mía thì doanh nghiệp phải tiến hành xin giấy phép đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
• Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có)
• Ngành và nghề kinh doanh
• Số vốn kinh doanh chi tiết
• Số lao động
• Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
VII/ Giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm
Đối với hàng hóa xuất khẩu là thực phẩm thì cần đáp ứng những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trước khi làm thủ tục xuất khẩu mía tươi, nước ép mía phải có sự cấp phép của Ban quản lý An toàn thực phẩm.
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm:
- Đơn đề nghị
- Giấy phép Đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm cụ thể.
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Giấy xác nhận đủ về điều kiện sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
- Giấy xác nhận đã được Tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Thời gian thực hiện loại giấy tờ này là trước 20 -25 ngày đưa hàng đi xuất khẩu.
VIII/ Công bố chất lượng sản phẩm
Trước khi thực hiện thủ tục xuất khẩu mía tươi, nước ép mía thì doanh nghiệp phải tiến hành Công bố chất lượng sản phẩm.
Đây là thủ tục quan trọng nhằm đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm theo nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Hồ sơ bố chất lượng sản phẩm, bao gồm:
- Bản tự công bố sản phẩm;
- Mẫu sản phẩm;
- Mẫu nhãn hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm
- Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm
Lưu ý: Thời gian thực hiện kiểm nghiệm trong vòng 07 ngày. Sau đó sẽ đăng tải lên cổng thông tin điện tử trong 03 ngày.
Những điều cần lưu ý khi xuất khẩu mía tươi
Về quy cách đóng gói của sản phẩm:
– Sản phẩm khi đóng gói không được ẩm ướt, đóng gói bằng nhiều lớp kín, chống ẩm và va đập.
– Đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất và đóng gói sản phẩm
Doanh nghiệp xuất khẩu cần liên hệ kiểm tra các thủ tục nhập khẩu sản phẩm với nước nhập khẩu để chuẩn bị các chứng từ cần thiết tránh các phát sinh.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho quý vị cái nhìn tổng quan và hữu ích về quy trình và chính sách xuất khẩu mặt hàng mía tươi, nước ép mía.
Nếu có thêm câu hỏi hoặc cần hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tận tình và chu đáo, giúp anh chị nhập khẩu lô hàng một cách nhanh chóng nhất!