Nhập khẩu nguyên phụ liệu may mặc là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng ngành công nghiệp thời trang. Các nguyên phụ liệu bao gồm vải, chỉ, nút, khóa kéo, và các phụ kiện khác cần thiết cho việc sản xuất quần áo.
Hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu quy trình nhập khẩu nguyên phụ liệu may mặc:
Thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu may mặc
1. Chính sách liên quan đến thủ tục nhập khẩu nguyên, phụ liệu trong may mặc
1.1 Thực hiện việc công bố hợp quy
Căn cứ vào thông tư số 21 (số 21/2017/ TT- BCT) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2019, các sản phẩm dệt may thuộc phụ lục I của QCVN: 01/2017/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 21( trừ các sản phẩm có mã HS 9619) thực hiện việc công bố hợp quy trước khi sản phẩm đó được đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.
1.2 Quản lý rủi ro về giá
Nguyên, phụ liệu trong may mặc thuộc danh mục hàng hóa quản lý rủi ro về giá, vì vậy trong một số trường hợp hải quan sẽ yêu cầu tham vấn.
1.3 Nhãn mác hàng hóa khi nhập khẩu
Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa;
d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.
2. Mã HS và biểu thuế nhập khẩu nguyên, phụ liệu trong may mặc
Dưới đây là tổng hợp tất cả các mã HS cơ bản về nguyên, phụ liệu trong may mặc cũng như biểu thuế nhập khẩu doanh nghiệp có thể tham khảo.
2.1 Mã HS nguyên, phụ liệu trong may mặc
- Nhóm 58062090 : dây chun các loại
- Nhóm 96062100 : Cúc nhựa các loại
- Nhóm 58081090 : dây luồn cắt sẵn
- Nhóm 39262090 : Kẹp nhãn bằng nhựa
- Nhóm 96071900 : Khóa kéo các loại bằng nhựa
- Nhóm 58079090 : Nhãn vải các loại (nhãn thể hiện thông tin hướng dẫn sử dụng của sản phẩm, không phải nhãn thương hiệu)
- Nhóm 39262090 : Móc treo quần áo bằng nhựa
- Nhóm 48211090 : Nhãn giấy các loại (nhãn trang trí của sản phẩm, không phải nhãn thương hiệu)
- Nhóm 58081090: Dây vải treo thẻ tag
- Nhóm 39232990: Túi nilon các loại
- Nhóm 54079200: Vải lót các loại (POLYESTER 80%, COTTON 20%, 44″)
- Nhóm 54079200: Vải dệt thoi bằng sợi filament tổng hợp (polyester 63%,rayon 17%,wool 18%, polyurethane 2%, 42″)
- Nhóm 54076190: Vải dệt thoi có tỷ trọng sợi filament bằng polyester từ 85% trở lên (POLYESTER 100%, 42″)Quy trình làm thủ tục nhập khẩu nguyên, phụ liệu trong may mặc
2.2 Biểu thuế nhập khẩu nguyên, phụ liệu trong may mặc, anh chị tham khảo:
Đối với nguyên liệu may mặc, khi nhập khẩu về Việt Nam thì doanh nghiệp cần nộp hai loại thuế là thuế nhập khẩu và thuế GTGT (VAT) như sau:
- Thuế VAT của phụ liệu dệt may mặc: 10%.
- Thuế suất thuế nhập khẩu thông thường: 3% – 12%.
- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi: 0% nếu doanh nghiệp có C/O – Chứng nhận xuất sứ hàng hoá từ các nước có ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì có thể hưởng được thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng được các điều kiện có trong hiệp định thương mại mà các quốc gia tham gia ký kết.
Để biết mức thuế xuất khẩu phải nộp, trước hết cần xác định được mã số HS chi tiết của hàng hóa. Đối với vải, quần áo, hàng dệt may, bạn đọc có thể tham khảo Phần XI “Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt”.
Căn cứ Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính thì các mặt hàng thuộc Phần XI không được quy định cụ thể trong Biểu thuế xuất khẩu.
Lưu ý: Khi nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may mặc, doanh nghiệp cần xin thông tin chính xác, chi tiết đầy đủ từng phụ liệu để quá trình kê khai hải quan được chính xác, các thông tin cần lưu ý:
- Tên hàng
- Thành phần chất liệu: bao nhiêu wool, bao nhiêu poly, làm từ lông gì,…
- Công nghệ dệt (dệt thoi, dệt kim, hay không dệt…)
- Công dụng làm gì: may mặc, rèm cửa, lau nhà,…
- Khổ vải: chiều dài, chiều rộng, trọng lượng
- Mật độ sợi hoặc định lượng
3 Các bước làm thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên, phụ liệu trong may mặc
Bước 1: Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên, phụ liệu trong may mặc
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
- Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
- Bill of lading (Vận đơn)
- Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
- Các chứng từ khác (nếu có)
Bước 2: Nộp hồ sơ và làm các thủ tục hải quan nhập khẩu với cơ quan hải quan
Dựa vào căn ca các thông tin ở trên chứng từ, lập tờ khai hải quan theo mẫu và các phụ lục tờ khai. Hiện nay, các doanh nghiệp đều có thể kê khai thông tin thông qua hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử. Khi đã hoàn thành thì nộp hồ sơ cho cơ quan hải quan để đăng ký tờ khai hải quan.
Khi đã hoàn thành, sẽ phân luồng tờ khai để kiểm tra trên thực tế về lô hàng theo các mức độ. Doanh nghiệp sẽ phải nộp các loại khoản phí và lệ phí có liên quan để hoàn thành các việc thông quan hàng hóa.
Bước 3: Thông quan hàng hóa và kéo hàng về kho
Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên cổng thông tin một cửa quốc gia để quyết định việc thông quan hàng hóa hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa để quyết định thông quan. Khi đã thông quan hải quan xong thì liên hệ trực tiếp với bên vận tải kéo hàng về kho.
Trên đây là thủ tục chính sách nhập khẩu nguyên vật liệu may mặc mới nhất, anh chị quý doanh nghiệp đang cần hoàn thiện thủ tục để nhập khẩu mặt hàng này hãy liên hệ chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm về nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ giúp anh chị hoàn thiện thủ tục nhanh chóng và thuận lợi nhất!