THỦ TỤC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỐM SỨ

THỦ TỤC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỐM SỨ

Gốm sứ Việt Nam không chỉ là một nghề thủ công truyền thống mà còn là biểu tượng văn hóa sâu sắc của dân tộc. Nghệ thuật gốm sứ đã tồn tại qua hàng thế kỷ, phản ánh tâm hồn và bản sắc của người Việt.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ và sự phong phú của nguyên liệu, gốm sứ Việt Nam đã trở nên đa dạng và tinh tế hơn bao giờ hết. Những sản phẩm gốm không chỉ đơn thuần phục vụ nhu cầu hàng ngày mà còn mang trong mình vẻ đẹp nghệ thuật và giá trị thẩm mỹ cao.

Trong số những làng nghề nổi tiếng, Bát Tràng nổi bật như một ngọn hải đăng của nghệ thuật gốm sứ. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm tinh xảo mà còn lưu giữ nhiều bí quyết và truyền thống quý báu của cha ông. Bên cạnh Bát Tràng, còn nhiều làng gốm khác như Phù Lãng, Quốc Tuấn cũng mang đến những sản phẩm độc đáo và đậm đà bản sắc, góp phần làm phong phú thêm kho tàng gốm sứ Việt Nam.

Để xuất khẩu mặt hàng gốm sứ qua các quốc gia trên thế giới thì nhà xuất khẩu cần hoàn tất những thủ tục và quy trình ra sao? Hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu về các quy trình này qua bài viết sau đây.

I/ Quy Định Chính Sách Xuất Khẩu Của Mặt Hàng Gốm Sứ.

Gốm sứ hiện là mặt hàng được nhiều cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn xuất khẩu. Để thuận lợi xuất khẩu mặt hàng này ra thị trường ngoài nước, doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục xuất khẩu gốm sứ.

Theo quy định hiện hành trong thông tư 38/2015/TT-BTC và thông tư 39/2018/TT-BCT thì mặt hàng gốm sứ không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hay hạn chế xuất khẩu.

Do đó, doanh nghiệp có thể tiến hành xuất khẩu tương tự hàng hóa thông thường theo hướng dẫn và mặt hàng gốm sứ cũng không có chính sách hay yêu cầu đặc biệt khi xuất khẩu.

II/ Mã HS CODE & Thuế Của Mặt Hàng Gốm Sứ

Căn cứ vào Biểu Thuế Xuất Nhập Khẩu, có thể xác định loại hàng gốm sứ mã HS thuộc Chương 69: Đồ gốm, sứ.

  • Nhóm 6910: Bồn rửa, chậu rửa, bệ chậu rửa, bồn tắm, bệ rửa, bệ xí, bình xối nước, bệ đi tiểu và các sản phẩm vệ sinh tương tự được làm bằng gốm, sứ gắn cố định.
  • Nhóm 6911: Bộ đồ ăn, bộ đồ nhà bếp, đồ gia dụng và đồ sứ vệ sinh khác được làm bằng sứ.
  • Nhóm 6913: Các loại tượng nhỏ và các loại sản phẩm trang trí được làm bằng gốm, sứ khác.
  • Nhóm 6914: Các sản phẩm được làm bằng gốm, sứ khác.
  • Mã HS – 69119000: Loại khác

Anh chị cần xác định chính xác mã HS code để áp đúng thuế và thủ tục thông quan được nhanh chóng.

Tương ứng với mã HS ở trên, thuế VAT hàng xuất khẩu của mặt hàng gốm sứ là 0%. Mặt hàng này cũng không nằm trong diện chịu thuế xuất khẩu.

III/ Hồ Sơ Làm Thủ Tục Xuất Khẩu Mặt Hàng Gốm Sứ Gồm Những Gì

Hồ sơ xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu gốm sứ nói riêng cá nhân, đơn vị cần chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan gồm có các loại giấy tờ, chứng từ sau:

– Customs Declaration (Tờ khai hải quan nộp 01 bản chính)

– Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)

– Sales Contract (Hợp đồng mua bán sẽ được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản)

– Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)

– Bill of Lading (Vận đơn)

– Một số giấy tờ đầu vào (Hóa đơn, bảng kê thu mua)

– Insurance ( Bảo hiểm hàng hóa, nếu có)

– Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (Nếu cá nhân, đơn vị sẽ ủy thác cho một bên thứ 3)

Một số các giấy tờ khác cần phải có theo yêu cầu ở nước nhập khẩu:

– Certificate of Origin (Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa)

– Certificate Of Fumigation (Chứng thư hun trùng)

– Và vài loại chứng từ liên quan khác sẽ cần bổ sung thêm tùy theo yêu cầu của người nhập khẩu.

Do đó, để đảm bảo hoạt động xuất khẩu diễn ra thuận lợi nhất, bạn cần liên hệ với người mua/ đại lý để kiểm tra về điều kiện và yêu cầu tại nước nhập khẩu.

IV/ Một Số Lưu Ý Sử Dụng Vật Liệu Đóng Gói Hàng Gồm Sứ Thông Dụng

Khi làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng gốm sứ, quý khách cũng cần chú ý đóng gói hàng hóa đúng quy cách. Vì đây là mặt hàng dễ gặp sự cố như hư hỏng, nứt vỡ,… trong quá trình vận chuyển. Do đó, để đảm bảo gốm sứ luôn an toàn khi xuất khẩu, bạn nên lựa chọn cách đóng gói tối ưu nhất.

Các vật liệu đóng gói thông dụng gồm có:

– Thùng carton

– Băng keo

– Vật liệu chèn lót bên trong như giấy chuyên dụng, túi khí nhỏ, mút xốp.

– Giấy chuyên dụng là loại giấy bubble có bọt khí. Các bọt khí giúp giảm lực va đập nhờ vào tính đàn hồi. Đây là loại giấy phù hợp cho các mặt hàng mỹ nghệ nhỏ hay máy móc điện tử nhỏ.

– Túi khí chèn hàng thùng carton cũng có tính năng chống xóc và giảm va đập cho hàng hóa bên trong thùng carton. Rất phù hợp sử dụng cho các mặt hàng có kích thước nhỏ đến không quá lớn.

– Đệm mút xốp vụn cũng là cách phù hợp cho việc chống xóc giảm va đập khi vận chuyển đồ dễ vỡ. Chuyên nghiệp hơn, doanh nghiệp có thể sử dụng mút xốp định hình.

Ngoài ra, quý khách cần phải lưu ý: dán các tem phiếu thông tin và nhãn cảnh báo hàng dễ vỡ lên thùng hàng. Các thông tin cảnh báo này sẽ làm người vận chuyển biết được nên làm gì với thùng hàng và giảm tỷ lệ nứt, rạn xuống tối đa. Sau khi thực hiện các bước này, hàng gốm sữ đã sẵn sàng để vận chuyển.

V/ Dán nhãn hàng xuất khẩu

Dán nhãn lên hàng hóa xuất khẩu là một quy định không mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn hàng hóa xuất khẩu được giám sát chặt chẽ hơn.

Dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích giúp các cơ quan hành chính quản lý được hàng hóa, xác định được xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu khi làm thủ tục xuất khẩu gốm sứ.

1. Nội dung nhãn mác

Ngoài việc áp dụng nhãn, nội dung trên nhãn cũng đóng vai trò quan trọng. Cụ thể, quy định về nội dung nhãn cho các mặt hàng được đề cập trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
Đối với gốm sứ, một nhãn mác đầy đủ cần chứa các thông tin sau:

• Thông tin về người xuất khẩu (bao gồm địa chỉ và tên công ty).

• Thông tin về người nhập khẩu (bao gồm địa chỉ và tên công ty).

• Tên và mô tả chi tiết về sản phẩm.

• Xuất xứ của sản phẩm.

Đây là các thông tin cơ bản mà cần phải xuất hiện trên nhãn. Nếu các thông tin này được hiển thị bằng tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ khác, thì cần phải có phiên dịch tương ứng. Khi thực hiện thủ tục xuất khẩu gốm sứ và phát hiện sự không phù hợp với quy định, hải quan kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra nội dung trên nhãn với sự cẩn trọng đặc biệt.

2. Vị trí dán nhãn trên hàng hóa

Việc dán nhãn lên hàng hóa là điều quan trọng, nhưng việc đặt nhãn đúng vị trí còn quan trọng hơn nhiều.

Trong quá trình xuất khẩu, nhãn hàng hóa cần được gắn lên các bề mặt khác nhau của sản phẩm, bao gồm trên thùng carton, trên kiện gỗ, và trên bao bì sản phẩm. Đặt nhãn tại bất kỳ vị trí nào, miễn là dễ dàng kiểm tra và thấy được, đều đáng kể.

Đảm bảo rằng nhãn được đặt đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình kiểm tra hải quan khi thực hiện thủ tục xuất khẩu các loại gốm sứ. Đối với các sản phẩm bán lẻ trên thị trường, cần phải đính kèm nhiều thông tin khác nhau trên nhãn, bao gồm thông tin về nhà sản xuất, trọng lượng sản phẩm, thông số kỹ thuật, ngày sản xuất và các cảnh báo về an toàn.

VI/ Một Số Phương Thức Cố Định Hàng Hóa Trong Quá Trình Vận Chuyển

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa cũng khó tránh khỏi việc các kiện hàng không giữ được cố định trong xe tải hoặc xe container. Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng các phương thức hỗ trợ để có thể cố định hàng hóa không bị xê dịch như :

– Pallet ( lưu ý nếu dùng pallet gỗ thì cần phải làm hun trùng )

– Dây chằng hàng ( có nhiều loại dây phù hợp mà doanh nghiệp có thể tham khảo như dây đai PET, dây đai PP, dây đai nhựa polyester )

– Túi khí chèn hàng ( có thể sử dụng để chèn lót lấp đầy khoảng trống, chống xê dịch và chống xóc cho kiện hàng )

Trên đây là thủ tục xuất khẩu mặt hàng gốm sứ và các quy trình của nó, anh chị có thể tham khảo. Nếu anh chị quý doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu kinh doanh mặt hàng này và làm thủ tục nhập khẩu thì hãy liên hệ chúng tôi. Beskare Logistics chúng tôi với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tư vấn và làm thủ tục thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng, đảm bảo giá dịch vụ hợp lý và uy tín, tận tâm.

CONTACT
Scroll to Top