THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY PHÁT ĐIỆN

Nếu bạn đang có kế hoạch nhập khẩu máy phát điện, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết và hữu ích về quy trình nhập khẩu. Beskare Logistics sẽ hướng dẫn bạn từng bước để bạn có thể chuẩn bị giấy tờ và thực hiện thủ tục một cách suôn sẻ và hiệu quả.

Thủ tục – chính sách nhập khẩu máy phát điện:

  • Nghị định 187/2013/NĐ-CP về Luật thương mại có quy định về các mặt hàng cấm xuất nhập khẩu. Mặt hàng máy phát điện mới chưa qua sử dụng không thuộc mặt hàng cấm nhập khẩu vào nước ta.
  • Thông tư sơ 33/2017/TT-BCT công bố các mặt hàng có khả năng gây cháy nổ, mất an toàn thuộc quản lý của Bộ Công Thương. Trong đó có mặt hàng sản phẩm máy phát điện phòng nổ.
  • Công văn 1786/TCHQ-QSQL của tổng cục Hải quan về việc dán nhãn năng lượng và kiểm tra hiệu suất năng lượng.
  • Quyết định 11039/QĐ-BCT ban hành danh mục các sản phẩm, hàng hoá thuộc quản lý của Bộ Công Thương phải được kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật.
  • Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ban hành các danh mục, các thiết bị phải dán nhãn năng lượng và đo hiệu suất năng lượng tối thiểu.

Mã HS và thuế nhập khẩu máy phát điện

Tuỳ từng loại sản phẩm sẽ có mã HS riêng. Biết được mã HS của sản phẩm chúng ta có thể biết được những thông tư, chính sách thuế liên quan để chuẩn bị hồ sơ giấy tờ phù hợp.

Mã HS code một số loại máy phát điện bạn có thể tham khảo:

Nhóm HS code Mô tả sản phẩm

8501.31.50 – Máy phát điện

8501.34.00 – Công suất trên 375 kW

8501.32.32 – Động cơ khác

8502.12.20 – tổ máy phát điện 375KVA, động cơ Diesel

8502 – Mặt hàng máy phát điện (tổ máy phát điện)

Thuế nhập khẩu máy phát điện

Căn cứ vào biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ thì thuế suất ưu đãi nhập khẩu của mặt hàng được quy định như sau:

Thuế nhập khẩu: 0-20% (tuỳ theo từng loại mã HS)

Thuế VAT: 8% – 10%

Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện

Thủ tục nhập khẩu máy phát điện phụ thuộc vào từng loại máy khác nhau. Với loại máy phát điện phòng nổ thì thủ tục nhập khẩu máy phát điện này sẽ phức tạp hơn loại máy phát điện thông thường. Với loại máy phát điện phòng nổ, máy phát điện có công suất từ 800KWA – 1000KWA, doanh nghiệp cần làm thủ tục kiểm tra chất lượng và đo hiệu xuất năng lượng tối thiểu.

Bên cạnh đó, về yếu tố động cơ điện, mặt hàng này có thể phải tiến hành kiểm tra xem có tên trong danh sách quản lý về hiệu suất năng lượng hay không.

Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng

Khi làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện thì chúng ta cần phải đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng bao gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Hợp đồng mua bán
  • Vận tải đơn
  • Quy cách đóng gói hàng hoá
  • Hoá đơn thương mại (invoice)
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hoá (CO)

Hồ sơ đăng ký thử nghiệm hiệu suất năng lượng

  • Hợp đồng thử nghiệm
  • Tờ khai
  • Certificate
  • Bản vẽ kỹ thuật, hình ảnh, tài liệu về sản phẩm
  • Mẫu thử nghiệm

Hồ sơ hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu máy phát điện

Hồ sơ hải quan là loại hồ sơ vô cùng quan trọng khi làm thủ tục. Hồ sơ hải quan bao gồm:

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu
  • Hoá đơn thương mại (Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing list)
  • Vận tải đơn
  • Giấy chứng nhận xuất xứ sản phẩm

*Lưu ý: với mặt hàng máy phát điện thuộc quản lý của Bộ Công Thương thì cần kiểm tra về chất lượng và đo hiệu suất năng lượng thì doanh nghiệp cần nộp thêm giấy đăng ký kiểm tra chất lượng do Chi cục đo lường chất lượng xác nhận đã đăng ký kiểm tra.

Trên đây là thông tin về nhập khẩu máy phát điện, anh chị có nhu cầu nhập khẩu và phân phối máy phát điện hãy liên hệ ngay Beskare Logistics, chúng tôi với hơn 10 năm kinh nghiệm luôn hỗ trợ nhanh nhất về thủ tục và báo giá cho anh chị.

CONTACT
Scroll to Top