THỦ TỤC NHẬP KHẨU BÀN LÀ ĐIỆN, HƠI NƯỚC

Bàn là điện, thiết bị gia dụng và công nghiệp, hiện có nhiều loại nhập khẩu với các chức năng khác nhau. Để nhập khẩu bàn là điện, cần hiểu rõ quy trình và các chính sách pháp luật liên quan.

Hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu về quy trình nhập khẩu mặt hàng này nhé!

Chính sách pháp luật về thủ tục nhập khẩu bàn là điện

Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 quy định về thủ tục hải quan và thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019 quy định về kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về các điều khoản luật Quản lý ngoại thương.

Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong thủ tục khai báo hải quan.

Theo quy định tại các văn bản trên, bàn là điện không thuộc danh mục sản phẩm cấm nhập khẩu.

Lưu ý:

  • Bàn là điện phải làm kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.
  • Bàn là điện gia dụng đã qua sử dụng thuộc danh mục sản phẩm cấm nhập khẩu.
  • Bàn là điện công nghiệp bằng hơi nước đã qua sử dụng được phép nhập khẩu vào Việt Nam, tuy nhiên tuổi thọ chưa quá 10 năm.
  • Bàn là điện phải có đầy đủ nhãn dán với nội dung trên nhãn dán theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.

I/ Mã HS code và thuế nhập khẩu của bàn là điện

1. Mã HS code

Bàn là điện hiện nay gồm có hai loại là bàn là gia dụng thông thường và bàn là hoạt động bằng hơi nước.

Căn cứ theo Biểu thuế XNK, bàn là điện là sản phẩm thuộc chương 85, thuộc phân nhóm 8516. Cụ thể mã HS code của bàn là điện được phân ra như sau:

85164010 là bàn là điện được thiết kế sử dụng hơi nước từ hệ thống nồi hơi công nghiệp hay được gọi là bàn là hơi nước.

85164090 là bàn là điện gia dụng thông thường.

2. Thuế nhập khẩu

  • Đối với mã HS code 8564010:

Thuế nhập khẩu thông thường của bàn là điện: 30%.

Thuế nhập khẩu ưu đãi của bàn là điện: 20%.

  • Đối với mã HS code 85641090:

Thuế nhập khẩu thông thường của bàn là điện: 37,5%.

Thuế nhập khẩu ưu đãi của bàn là điện: 25%.

Cả hai mã HS code trên đều được áp dụng thuế VAT là 10%.

Bên cạnh đó, việc nhập khẩu bàn là điện cũng được áp dụng các mức thuế ưu đãi đặc biệt tương ứng với các CO (Giấy chứng nhận xuất xứ) như sau:

CO form E, ASEAN – Trung Quốc được áp dụng với mức thuế từ 0% – 5%.

CO form D, giữa các quốc gia ASEAN được áp dụng với mức thuế từ 0%.

CO form AJ, ASEAN – Nhật Bản được áp dụng với mức thuế từ 1% – 3%.

CO form JV, Việt Nam – Nhật Bản được áp dụng với mức thuế từ 0% – 5%.

CO form AK, ASEAN – Hàn Quốc được áp dụng với mức thuế từ 5%.

II/ Thủ tục nhập khẩu bàn là điện

Theo quy định tại sửa đổi bổ sung Thông tư số 39/2018/TT-BTC, quy trình nhập khẩu bàn là điện được thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm cho bàn là điện

Theo quy định tại quyết định số 3810/QĐ-BKHCN về kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Khoa học – Công nghệ. Bàn là điện trước khi nhập khẩu bắt buộc phải đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm hoặc đăng ký hồ sơ qua hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Bước 2: Mở tờ khai khai báo hải quan hàng hóa nhập khẩu

Khai báo thông tin hàng hóa với cơ quan hải quan thông qua hệ thống khai báo điện tử ECUS. Khai báo đầy đủ và chính xác những thông tin về hàng hóa theo yêu cầu của hệ thống, đảm bảo thông tin trên tờ khai và chứng từ giống nhau.

Kiểm tra chính xác những thông tin trên tờ khai và truyền tờ khai chính thức đến hải quan. Sau đó, lấy phân luồng tờ khai và tiến hành các bước thực hiện với phân luồng tương ứng:

  • Luồng xanh: tờ khai nhập khẩu được thông quan, đóng thuế theo quy định\
  • Luồng vàng: tờ khai nhập khẩu cần đính kèm chính từ lên hệ thống và chờ xét duyệt thông quan.
  • Luồng đỏ: tờ khai nhập khẩu cần đính kèm chứng từ và kiểm tra hàng hóa thực tế trước khi xét duyệt thông quan.

Bước 3: Lấy mẫu thử nghiệm và thông quan hàng hóa

Đem bộ chứng từ gồm: tờ khai đã thông quan, bill, packing list, invoice, CO,… đến hải quan cửa khẩu để thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa.

Lấy mẫu thử nghiệm và gửi đến phòng thử nghiệm chỉ định của Bộ Khoa học – Công nghệ để kiểm tra chất lượng. Tiến hành làm giấy chứng nhận hợp quy theo quy định.

Sau 3 ngày làm việc, sẽ có giấy chứng nhận hợp quy và kết quả kiểm tra chất lượng gửi về doanh nghiệp nếu không có gì sai sót.

Bước 4: Đóng thuế nhập khẩu và đưa hàng hóa về kho bảo quản

Sau khi có được kết quả kiểm tra chất lượng, đem đến nộp cho cơ quan hải quan cửa khẩu và tiến hành đóng thuế nhập khẩu theo quy định.

Lưu ý:

Bàn là điện gia dụng trước khi đưa ra thị trường phải dán tem hợp quy và tem phụ khác.

Bàn là điện công nghiệp đã qua sử dụng thực hiện thủ tục nhập khẩu như các sản phẩm khác và tuổi thọ dưới 10 năm.

Khi khai báo tờ khai, cần hiển thị rõ hàng đã qua sử dụng hay hàng mới.

III. Dán nhãn hàng nhập khẩu

Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định không mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu được giám sát chặt chẽ hơn.

Dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích giúp các cơ quan hành chính quản lý được hàng hóa, xác định được xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu bàn ủi điện, hơi nước.

Ngoài việc áp dụng nhãn, nội dung trên nhãn cũng đóng vai trò quan trọng. Cụ thể, quy định về nội dung nhãn cho các mặt hàng được đề cập trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.

Đối với bàn là điện, hơi nước, một nhãn mác đầy đủ cần chứa các thông tin sau:

  • Thông tin về người xuất khẩu (bao gồm địa chỉ và tên công ty).

  • Thông tin về người nhập khẩu (bao gồm địa chỉ và tên công ty).

  • Tên và mô tả chi tiết về sản phẩm.

  • Xuất xứ của sản phẩm.

Đây là các thông tin cơ bản mà cần phải xuất hiện trên nhãn sản phẩm. Nếu các thông tin này được hiển thị bằng tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ khác, thì cần phải có phiên dịch tương ứng.

Việc dán nhãn đúng vị trí trên hàng hóa rất quan trọng. Trong nhập khẩu, nhãn cần gắn trên thùng carton, kiện gỗ và bao bì sản phẩm, ở những nơi dễ kiểm tra. Điều này giúp tiết kiệm thời gian kiểm tra hải quan và đảm bảo thông tin đầy đủ cho sản phẩm bán lẻ, bao gồm nhà sản xuất, trọng lượng, thông số kỹ thuật, ngày sản xuất và cảnh báo an toàn.

Trên đây là chính sách thủ tục nhập khẩu mặt hàng bàn là điện, hơi nước. Nếu anh chị có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này kinh doanh, hãy liên hệ chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm sẽ cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu uy tín, tận tâm.

CONTACT
Scroll to Top