SURRENDERED BILL OF LADING LÀ GÌ? KHI NÀO SỬ DỤNG VẬN ĐƠN NÀY
I/ Khái niệm về Surrendered Bill of Lading
Khi nhắc đến Bill of Lading (vận đơn), người ta thường nghĩ ngay đến một chứng từ vận tải quan trọng trong giao nhận hàng hóa. Trong nhiều trường hợp, Bill gốc đóng vai trò như một chứng từ sở hữu hàng hóa. Tuy nhiên, trong giao nhận quốc tế, việc vận chuyển Bill gốc có thể gặp nhiều rủi ro hoặc gây phức tạp về thủ tục. Vì vậy, bên cạnh Bill gốc, doanh nghiệp thường sử dụng Surrendered Bill of Lading để tối ưu hóa quá trình giao nhận hàng hóa.
Vậy Surrendered Bill of Lading là gì? Tại sao loại vận đơn này lại được sử dụng phổ biến? Nó có tác dụng gì và quy trình phát hành như thế nào? Hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Trong vận tải đường biển, các hãng tàu thường phát hành ba loại vận đơn chính:
- Bill gốc (Original Bill of Lading)
- Seaway Bill
- Surrendered Bill of Lading
Surrendered Bill of Lading, còn được gọi là vận đơn điện giao hàng hoặc vận đơn xuất trình, giúp đơn giản hóa quy trình nhận hàng cho người gửi và người nhận. Loại vận đơn này cho phép người nhận hàng lấy hàng mà không cần xuất trình bộ Original Bill of Lading, giúp giảm thời gian chờ đợi và hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển chứng từ.
Mặc dù có sự khác biệt trong cách sử dụng, Surrendered Bill of Lading vẫn đảm bảo đầy đủ các chức năng của một vận đơn gốc, bao gồm:
- Là biên lai của người chuyên chở, xác nhận hàng đã được nhận để vận chuyển
- Là bằng chứng về hợp đồng vận tải đường biển
- Là chứng từ sở hữu hàng hóa
Với những ưu điểm vượt trội, Surrendered Bill of Lading ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu, nâng cao hiệu quả trong giao nhận hàng hóa quốc tế.
II/ Bill Surrender of lading được sử dụng khi nào?
Trong vận chuyển quốc tế, thời gian gửi Original Bill of Lading (Bill gốc) từ người bán đến người mua hoặc người nhận hàng thường kéo dài. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp hàng hóa cập cảng trước khi Bill gốc đến nơi, khiến consignee không thể nhận hàng do chưa có chứng từ cần thiết. Chính vì vậy, Surrendered Bill of Lading ra đời nhằm giải quyết vấn đề này.
1. Tác dụng của Surrendered Bill of Lading
Surrendered Bill of Lading cho phép consignee nhận hàng từ hãng tàu ngay cả khi Bill gốc chưa được gửi đến, giúp rút ngắn thời gian giao nhận và tránh các chi phí phát sinh do lưu kho hoặc chậm trễ. Đồng thời, loại vận đơn này vẫn đảm bảo quyền kiểm soát hàng hóa của người bán, vì chỉ khi Bill surrendered được xác nhận, hàng mới có thể được giải phóng.
Nhược điểm cần lưu ý
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, Surrendered Bill of Lading cũng có những rủi ro nhất định:
- Phát sinh chi phí: Hãng tàu thường thu phí để phát hành Surrendered Bill.
- Cần sự tin tưởng cao: Việc sử dụng loại bill này đòi hỏi mối quan hệ kinh doanh minh bạch và đáng tin cậy giữa các bên.
- Rủi ro thanh toán: Nếu hàng đã được giải phóng nhưng người bán chưa nhận được tiền, có thể xảy ra tranh chấp hoặc mất quyền kiểm soát hàng hóa.
Vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng Surrendered Bill of Lading, đặc biệt là trong các giao dịch lần đầu hoặc với đối tác chưa có sự tin tưởng cao.
2. Hướng dẫn quy trình làm Surrendered bill of lading
- Đem bộ bill gốc gồm 3 bản chính đến trả lại hãng tàu.
- Đóng phí Surrendered bill of lading cho hãng tàu (30-50$ tùy hãng tàu)
- Hãng tàu thực hiện huỷ bộ bill gốc và in bộ bill khác giống như bản copy rồi đóng dấu có chữ “Surrendered” in đậm thường màu xanh hoặc màu đỏ.
- Hệ thống hãng tàu tại Việt Nam (nơi gửi) sẽ gọi điện telex release (nơi nhận) giải phóng hàng cho người nhận. Sau đó bạn gửi bản Surrendered bill of lading cho người người nhập khẩu.
Lưu ý: Nếu làm Master bill thì Surrendered bill of lading do hãng tàu phát hành, in logo của hãng tàu đó, còn nếu làm house bill thì Surrendered bill of lading do forwarder phát hành và logo công ty forwarder.
III/ Đối tượng nên sử dụng Surrendered bill of lading
- Hai bên muốn tiết kiệm chi phí, không cần thiết phải có Bill gốc
- Consignee muốn nhận hàng ngay lập tức, càng sớm càng tốt
- Tránh thất lạc bộ chứng từ gốc khi chuyển phát
- Consignee không muốn chuyển nhượng lại lô hàng cho người khác bằng chứng từ do Surrendered bill of lading không có giá trị chuyển nhượng
- Shipper (người gửi) và Consignee có quan hệ thân thiết như: công ty mẹ- công ty con, khách hàng thân thiết, tin cậy, bạn bè, người trong gia đình,…
IV/ Những lưu ý khi sử dụng Surrendered bill of lading
Surrendered bill of lading mang đến nhiều tác dụng và lợi ích cho cả shipper và consignee . Tuy nhiên khi sử dụng loại bill này có một số vấn đề cần lưu ý như sau:
- Surrendered bill of lading thường được sử dụng cho các lô hàng có lộ trình ngắn. Cho nên, khi giao dịch với các đối tác Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan, Singapore… hãy cân nhắc sử dụng Surrendered bill of lading một cách hợp Lý.
- Khi dùng Surrendered bill of lading sẽ không áp dụng được thanh toán L/C do đó để tránh trường hợp người nhận hàng không trả tiền hoặc từ chối nhận hàng tại cảng nhập thì người gửi phải thu tiền trước khi gửi hàng.
- Chi phí phát hành Surrendered bill of lading cao hơn so với chi phí phát hàng Bill gốc.
- Loại bill này không có giá trị chuyển nhượng vậy nên sẽ không thể dùng lô hàng để đặt cọc ngân hàng với mục đích lấy vốn xoay vòng được.
- Shipper chỉ nên sử dụng Surrendered bill of lading khi đã được chuyển hết tiền hàng hoặc giữa 2 bên có mối quan hệ đặc biệt tin tưởng để tránh xảy ra những vấn đề ngoài ý muốn gây thiệt hại cho mình.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho quý vị những thông tin hữu ích về chứng từ surrendered bill of lading.
Nếu có thêm câu hỏi hoặc cần hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tận tình và chu đáo, giúp anh chị nhập khẩu lô hàng một cách nhanh chóng nhất!